Thứ hai, 24/06/2019 | 05:33 GMT+7
THỦ KHOA CHIA SẺ "BÍ KÍP" DÀNH ĐIỂM CAO TRONG LÀM BÀI THI
“Hãy nhớ rằng trong phòng thi đối thủ của mình là đề thi không phải các thí sinh bên cạnh, câu dễ làm trước, câu khó làm sau và đừng chủ quan về khả năng của mình”.
Đó là chia sẻ của nhiều thủ khoa tới các sĩ tử trước khi chính bước thức vào kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Bạn Nguyễn Quang Dũng, Thủ khoa khối A năm 2017, Hiện đang sinh viên năm 2 trường ĐH Y Hà Nội.
“Bình tĩnh làm bài - đọc kỹ đề - làm bài dễ trước để lấy tinh thần”, là ba điểm mà được chàng thủ khoa Nguyễn Quang Dũng – Thủ khoa khối A năm 2017 nhấn mạnh các sĩ tử trước khi bước vào phòng thi.
Dũng chia sẻ, các các môn đều là trắc nghiệm, nên việc đọc cẩn thận đề và tính toán nhanh nhạy rất cần thiết; bài nào đã làm được thì phải kiểm tra kỹ, làm đề thi ít nhất 2 lượt, đánh dấu các bài chưa làm được để làm lại, có thể lưu nháp các bài đang làm dở để quay lại làm tiếp. Không nên dành quá nhiều thời gian cho các câu hỏi khó mà không kiểm tra lại một lần cuối toàn bài.
Với các bạn học lực giỏi không nên đầu tư quá nhiều vào câu khó, khi chắc chắn phần dễ rồi thì mới làm những câu khó đúng sở trường của mình. Còn các bạn học lực khá thì nên tập trung làm chắc 6 đến 8 điểm đầu và kiểm tra thật cẩn thận, đừng “tham bát, bỏ mâm”.
Dũng khuyên các thí sinh có một sức khỏe tốt nhất, tinh thần thoải mái và đầu óc minh mẫn nhất để bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Hồ Phi Khánh, thủ khoa khối B năm 2017, hiện là sinh viên năm 2 trường ĐH Y Hà Nội.
Thủ khoa Hồ Phi Khánh chia sẻ, các thí sinh cần chuẩn bị tâm lý tốt nhất để bước vào phòng thi, hãy nhớ trong phòng thi, đối thủ của mình là đề thi không phải thí sinh khác. Làm bài với tiêu chí: nhanh và chính xác. Đừng để thời gian trong phòng thi trôi qua vô nghĩa.
“Thi xong là xong, quên môn thi đó, nghỉ ngơi để chuẩn bị buổi thi tiếp theo. Cũng đừng vội xem đáp án và tính điểm, điều đó chỉ khiến chúng ta chủ quan hoặc bi quan, đánh mất mình cho môn thi tiếp theo” - Khánh nhấn mạnh.
Bạn Phan Trung Kiên, Thủ khoa khối C năm 2018, Học viện An ninh.
Thủ khoa Phan Trung Kiên cho biết, vào phòng thi quan trọng nhất là sự tự tin và tâm lý thật vững vàng, các em không quá lo lắng và nên hạn chế lên mạng để tránh bị nhiễu bởi những cảm xúc của bạn bè. Các em phải tin bản thân sẽ làm được đã là thành công một nửa rồi.
Khi bước vào làm bài thi, Kiên khuyên các sĩ tử hãy nhớ làm tập trung làm những câu dễ trước, câu khó làm sau. Câu khó ở đề môn Lịch sử và môn Địa lý các em đọc thật kỹ, tìm ra từ khóa quan trọng để có hướng giải quyết vấn đề. Rất dễ nhầm lẫn và bị đánh lừa bởi những ý nghĩa, mục đích các trận chiến nên phải hiểu thật ra bản chất của từng giai đoạn.
Đối với đề Ngữ văn, ngay sau khi nhận được đề bài, cần lật tức viết ra các dàn ý, vì những điều thoáng qua đầu tiên khi đọc đề là điều đúng nhất, phản xạ này luôn đúng cho mọi môn thi.
Tiếp đó, cần gạch các ý cụ thể như bộ khung sợ lược bài làm để tránh đi lan man, xa rời vấn đề. Và điều quan trọng là phải thật bình tĩnh khi đối diện với đề bài. Vì đây là đề thi THPT quốc gia, kiến thức phổ thông nếu các em đã ôn tập kỹ càng thì sẽ không có gì quá khó khăn – Kiên chia sẻ.
Bạn Phan Vũ, Cú đúp thủ khoa đầu vào khối D năm 2015 và đầu ra năm 2019, trường Đại học Luật Hà Nội (áo trắng, đứng giữa).
Thủ khoa Phan Vũ cho biết, khối D không đáng sợ như những gì chúng ta nghĩ, Toán và Ngữ văn chỉ ở mức độ trung bình từ 6- 8 điểm là tốt, riêng tiếng Anh đây là môn cực kì dễ dàng kéo điểm lên cho các bạn có lực học tốt.
Với các bạn có lực học tiếng Anh chưa tốt, nên tập trung đọc kĩ các câu hỏi về động từ, ngữ pháp và từ vựng câu nào không thể đánh dấu được thì hãy chọn một đáp án bạn cho là đúng nhất, tuyệt đối không để chống các đáp án. Khó nhất là dạng câu hỏi hoàn thành câu và viết lại câu. Hãy để các câu hỏi này đến sau cùng, áp dụng đúng những gì được học về chia, chuyển động từ vựng, tuy khả năng giành điểm không cao nhưng các bạn cũng phải cố gắng làm hết bài. Biết đâu yếu tố may mắn sẽ đén với những bạn thật sự kiên trì trong phòng thi.
Hà Cường