Chiến lược phát triển

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển Trường Đại học Đông Đô đến năm 2045 trở thành Đại học đa ngành, đa lĩnh vực; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo uy tín trong nước và quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về Đào tạo: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo hướng phát triển năng lực toàn diện; có khả năng thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội phát triển; có chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất nghề nghiệp; năng động, sáng tạo, say mê nghiên cứu khoa học và khả năng học tập suốt đời.

Quy mô đào tạo khoảng 20.000 sinh viên vào năm 2035 và 30.000 sinh viên năm 2045.

2.2. Về Khoa học, công nghệ: Thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học tiến tiến, có sản phẩm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ngang tầm khu vực; thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tư vấn, và phát triển các sản phẩm ứng dụng, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

2.3. Về Cơ sở vật chất, thiết bị: Xây dựng CSVC đồng bộ, hiện đại, hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đại học thông minh.

2.4. Về Kiểm định chất lượng: Đáp ứng yêu cầu quốc gia về kiểm định cơ sở giáo dục và các chương trình đào tạo.

2.5. Về Tổ chức, đội ngũ và quản trị đại học: Triển khai đồng bộ hệ thống quản trị đại học để hướng tới phát triển đại học thông minh; Phát triển đội ngũ nhân sự quản lý, giảng viên, nhân viên có trình độ cao, phù hợp với quy mô, chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu hội nhập trong nước và quốc tế.

2.6. Về Hội nhập quốc tế: Nâng cao mức độ quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đặc biệt là những chương trình chất lượng cao; thu hút sinh viên, giảng viên, chuyên gia quốc tế đến học tập, làm việc tại Trường; tăng cường kết nối với các hoạt động khoa học và công nghệ quốc tế, thu hút chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và tham gia các hoạt động nghiên khoa học, phát triển các nhóm nghiên cứu, phòng thí nghiệm phối hợp với nước ngoài nhằm gia tăng tiềm lực khoa học công nghệ.

Đại diện Khoa, Khối văn phòng, Đoàn thể Trường Đại học Đông Đô trong Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Trường 

 

GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN 

1. Giải pháp thực hiện chiến lược

1.1.  Quan điểm phát triển

Trong giai đoạn 2025-2030, trường Đại học Đông Đô phát triển dựa trên các nền tảng quan điểm sau:

- Phát triển Trường Đại học Đông Đô phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ của quốc gia; thực hiện vai trò tiên phong trong đổi mới giáo dục và đào tạo đại học Việt Nam.

- Trường Đại học Đông Đô phát triển theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trong nước và quốc tế trên cơ sở nền tảng chuyển đổi số hướng đến gia tăng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và quản trị nhà trường.

- Đổi mới quản trị đại học để phát triển và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nguồn lực con người, cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ) của Nhà trường, đồng thời thông qua liên kết, hợp tác với các đối tác ở trong nước, ngoài nước để gia tăng đầu tư cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức - công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

-Tăng quy mô đào tạo, đồng thời thực hiện đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo theo hướng tăng dần tỉ trọng số lượng chương trình và quy mô đào tạo trình độ đại học chất lượng cao, chương trình tiếng Anh toàn phần; chương trình quốc tế; trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó, lấy chất lượng là mục tiêu và đảm bảo chất lượng làm tiêu chuẩn đánh giá.

- Đẩy mạnh gắn kết giữa nhà trường và các doanh nghiệp, các tổ chức sử dụng lao động trong toàn bộ hoạt động của Trường. Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, công khai, minh bạch các điều kiện này để người học và xã hội biết và giám sát

- Mở rộng quan hệ, hợp tác với các cơ sở giáo dục đại học trong nước và trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến, hiện đại; đồng thời phát hiện và thu hút các nguồn lực lao động có chất lượng cao.

1.2. Nhân sự

Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của một trường đại học định hướng nghiên cứu có tính ứng dụng cao, phù hợp với sứ mệnh của Trường. Rà soát và điều chỉnh, cụ thể hóa Đề án vị trí việc làm để xây dựng kế hoạch tuyển dụng hợp lý, chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương nhiệm thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, dự án về phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chương trình thu hút học giả quốc tế.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ đào tạo của Trường, tạo ra hiệu suất và hiệu quả công việc cao.

Nâng cao chất lượng cuộc sống của đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động trong Trường thông qua việc tạo các công việc có thu nhập cao, tạo môi trường làm việc thân thiện, áp dụng các chính sách mang lại cơ hội phát triển và cống hiến. Có cơ chế hỗ trợ để các bộ nhân viên có thể học tập nâng cao trình độ liên tục.

Cơ cấu giảng viên đến năm 2035 có tỷ lệ 90% người Việt Nam và 10% người nước ngoài với các chương trình tiêu chuẩn, và tương ứng 70/30 đối với các chương trình tiên tiến, xuất sắc.

Nhân sự trong nước đáp ứng tiêu chí về sự đa dạng trong một tổng thể thống nhất. Nhân sự đến từ các nguồn, gồm: 1) lựa chọn đào tạo bồi dưỡng tại chỗ (khoảng 30%); 2) thu hút từ các Đại học, trường Đại học, cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý, doanh nghiệp trong nước (khoảng 20%); 3) từ TS, ThS sau du học (khoảng 20%); và 4) từ hợp đồng, thỉnh giảng (khoảng 30%).

Tăng cường chất lượng đội ngũ giảng viên, nhân viên và nhân sự quản lý. Đến 2035 có tỷ lệ GS, PGS/TS/ThS đạt 10/50/40 (%). Tỷ lệ nhân sự cơ hữu/nhân sự hợp đồng, thỉnh giảng đạt khoảng 70/30 (%).

Thu hút và phát triển nhân sự thông qua cơ chế lương, môi trường làm việc và cơ hội phát triển, với 3 tiêu chí cơ bản, gồm: 1) bằng cấp cùng với uy tín; 2) vị trí việc làm; và 3) hiệu quả công tác.

Tạo lập môi trường đại học chuyên nghiệp, văn hóa, thuận tiện cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, hợp tác v.v.

1.3. Tuyển sinh

Xây dựng kịch bản chuyên nghiệp, chủ động, sáng tạo và duy trì thường xuyên công tác tư vấn tuyển sinh. Chủ động tham gia các nhóm tư vấn tuyển sinh với các trường Đại học công lập và Đại học tư thục có uy tín, tiến tới xây dựng mạng lưới và quy trình tư vấn tuyển sinh độc lập. Phát huy lợi thế tư vấn tuyển sinh thông qua các giao thức mạng xã hội.

Xây dựng đội ngũ truyền thông chuyên nghiệp làm nòng cốt để gắn kết với mạng lưới các đơn vị truyền thông trong nước, giúp xây dựng hình ảnh Đại học Đông Đô trung thực, khách quan và phát triển vì cộng đồng.

Nguồn tuyển sinh từ khối học sinh phổ thông toàn quốc. Chú trọng các địa phương, khu vực lợi thế tuyển sinh truyền thống. Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, môi trường đào tạo văn minh tại các cơ sở đào tạo của Đại học Đông Đô để tư vấn tuyển sinh. Khai thác lợi thế kết nối đầu vào - đầu ra của các đối tác liên kết.

Nghiên cứu cải tiến công tác tuyển sinh nhằm thu hút được nhiều người học có chất lượng đầu vào ngày càng cao và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tuyến sinh. Từ năm 2025 chủ yếu thực hiện xét tuyển trên nền tảng khai thác tối đa các ứng dụng của công nghệ thông tin. Chuyển dần hình thức xét tuyển theo kết quả học tập bậc phổ thông sang hình thức xét tuyển theo hình thức đánh giá năng lực người học phù hợp với từng ngành nghề đào tạo.

1.4. Đào tạo

 Phát triển hoạt động đào tạo theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa loại hình đào tạo và hội nhập quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực sáng tạo và dẫn dắt trong nền kinh tế số, xã hội số và hội nhập quốc tế.

Mở rộng các lĩnh vực đào tạo của Trường, quy hoạch bổ sung một số ngành đào tạo cử nhân thuộc các lĩnh vực quốc tế học, khoa học xã hội và nhân văn, sức khoẻ. Phát triển các chương trình đào tạo theo hướng tự chủ. Duy trì sự phát triển bền vững và linh hoạt của các chương trình đào tạo. Xây dựng mới một số chương trình liên kết quốc tế ở bậc đại học và sau đại học

1.5. Khoa học, công nghệ

Đầu tư nguồn lực để phát triển các viện nghiên cứu, bệnh viện thực hành làm trung tâm thu hút các nhà khoa học và người học tham gia nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo. Thành lập các nhóm nghiên cứu mạnh để dẫn dắt hoạt động nghiên cứu.

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo hướng hữu dụng và tạo ra giá trị gia tăng. Sản phẩm ứng dụng của các nghiên cứu vừa hướng tới phục vụ cho cộng đồng và phục vụ trực tiếp cho nhu cầu đổi mới sáng tạo của Đại học Đông Đô. Nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ bao gồm từ quỹ đổi mới sáng tạo của Đại học Đông Đô, từ các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy công bố kết quả nghiên cứu, sở hữu trí tuệ trong nước và quốc tế để phát triển nhanh xếp hạng trường Đại học. Phát triển Tạp chí Khoa học, Công nghệ và Phát triển trường Đại học Đông Đô hiện tại thành Tuyển tập Tạp chí Đại học Đông Đô có chỉ số Scopus/ISI để hướng tới thành lập Nhà xuất bản Đại học Đông Đô.

Xây dựng môi trường ươm tạo để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo cho người học và nhân sự của Đại học Đông Đô. Xây dựng quan hệ gắn kết giữa Đại học Đông Đô với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế theo hướng các bên cùng có lợi.

Xây dựng sản phẩm chiến lược, như chương trình đào tạo, sản phẩm nghiên cứu được thương mại hóa, kết quả chuyển giao công nghệ, hoặc những cá nhân xuất sắc, có tầm ảnh hưởng và lan tỏa, hấp dẫn mạnh đối với cộng đồng và xã hội.

1.6. Hợp tác Quốc tế

Lấy hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học làm nền tảng để phát triển đội ngũ và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học. Khai thác hiệu quả và triệt để lợi thế hợp tác với các trường đại học Anh, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác có nền giáo dục phát triển.

Lấy hợp tác quốc tế để thúc đẩy nâng cao năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đối với đội ngũ nhân sự và người học. Sau năm 2030 hình thành môi trường tiếng Anh chủ động trong hệ thống Đại học Đông Đô.

Lấy quốc tế hóa GDĐH để nâng cao chất lượng đào tạo toàn hệ thống Đại học Đông Đô. Hợp tác quốc tế được linh hoạt giữa nhiều yếu tố, từ tuyển sinh và trao đổi sinh viên quốc tế, giáo sư thỉnh giảng và trao đổi giảng viên, nhóm nghiên cứu quốc tế, cơ sở dữ liệu thư viện và phòng thí nghiệm v.v. Hợp tác quốc tế cũng hướng tới mô hình 3 bên, gồm: 1) Đại học Đông Đô; 2) một Đại học tiên tiến thuộc quốc gia phát triển; và 3) một Đại học thuộc quốc gia đang/chậm phát triển.

Nâng cao hiệu quả và tính thiết thực của hoạt động hợp tác trong nước, nhất là hợp tác doanh nghiệp. Coi hoạt động hợp tác với doanh nghiệp và với các cơ quan thực tế là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng đào tạo theo định hướng ứng dụng. Đến năm 2027, mỗi chuyên ngành đào tạo phải hợp tác thường xuyên, có hiệu quả với ít nhất 03 doanh nghiệp hoặc đơn vị thực tế. Đến năm 2030, nâng lên ít nhất 05 doanh nghiệp. Cấp trường đến năm 2030 phải phát triển quan hệ hợp tác chiến lược với ít nhất 05 tập đoàn hoặc Tổng công ty lớn thuộc các lĩnh vực khác nhau.

1.7. Tài chính

Trường Đại học Đông Đô đảm bảo cân đối được thu chi và có lợi nhuận để tái đầu tư mở rộng trước năm 2030.

Mở rộng, đa dạng hóa và đảm bảo bền vững các nguồn thu từ đào tạo, từ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, từ dịch vụ, và từ hiến tặng (có thể). Giai đoạn hoạt động ổn định đạt cơ cấu nguồn thu từ đào tạo/nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ/dịch vụ/hiến tặng đạt 65/17/13/5 (%).

Xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ tiên tiến, phù hợp trong từng thời kỳ nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả, tăng cường công tác quản lý, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tinh thần tiết kiệm, tăng thu nhập cho giảng viên, cán bộ công chức của Trường. Nguyên tắc của các khoản chi cần căn cứ vào khối lượng công việc, thâm niên, trình độ chuyên môn và trách nhiệm, đảm bảo tương quan hợp lý, hài hòa lợi ích giữa giảng viên và cán bộ công chức của Trường, giữa các đơn vị trong Trường, đồng thời qui chế chi tiêu cần hợp lý để thu hút lao động có chất lượng và tạo động lực phát triển lâu dài cho nhà trường.

Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý theo hướng tăng cường tính tự chủ và chịu trách nhiệm cho các đơn vị trong trường. Tiến hành khảo sát nhu cầu chi quản lý hành chính, để làm cơ sở khoán kinh phí cho các đơn vị, tiết kiệm tối đa chi phí quản lý hành chính.

1.8. Cơ sở vật chất, thiết bị

Phát triển cơ sở vật chất, thiết bị hữu hình song hành cùng phát triển nền tảng số để tiến tới nền tảng đại học thông minh. Cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng đồng bộ, hiện đại, bền vững, có khả năng kết nối, chuyển đổi và chia sẻ trực tuyến giữa các cơ sở đào tạo của Đại học Đông Đô, tiến tới có khả năng kết nối với một số cơ sở đào tạo quốc tế.

Đầu tư đồng bộ, hiện đại, nhưng phân kỳ tập trung trọng tâm, trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học mang lại lợi thế tuyển sinh và thu hút nhân sự chất lượng cao. 

Phân kỳ đầu tư theo hướng cuốn chiếu nhanh, dứt điểm từng hạng mục để sớm đưa vào khai thác. Cấu trúc và công năng linh hoạt để chuyển đổi giữa các địa điểm đào tạo trong giai đoạn trước khi ổn định toàn bộ hệ thống.

Mục tiêu chiến lược về cơ sở vật chất của nhà trường là đến 2030 hệ thống cơ sở vật chất của Trường về cơ bản đáp ứng yêu cầu theo qui định hiện hành của Nhà nước đối với trường đại học theo định hướng ứng dụng. Đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại, thông minh, xanh – sạch – đẹp phục vụ tốt hoạt động giảng dạy, học tập trong kỷ nguyên số.

Trường Đại học Đông Đô nhận bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội

2. Lộ trình thực hiện:

2.1. Giai đoạn: 2025 - 2030

Giai đoạn này tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Duy trì và phát triển tốt các hoạt động của Trường Đại học Đông Đô hiện có về nhân sự, tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chất lượng, khoa học công nghệ, hợp tác trong và ngoài nước, cơ sở vật chất thiết bị, thu chi tài chính v.v.;

- Bổ sung hệ thống văn bản quản lý và quy trình tác nghiệp trên nền tảng số hóa cơ sở dữ liệu;

- Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự; hoàn thiện vị trí việc làm và chế độ đãi ngộ;

- Bổ sung và mở rộng chương trình đào tạo các bậc đào tạo, các hệ đào tạo;

- Xây dựng phát triển cơ sở vật chất, thiết bị tại các địa chỉ: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội và Cơ sở Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội.

- Nâng cấp Tạp chí KHCN và Phát triển Trường Đại học Đông Đô;

- Kiểm định Đại học Đông Đô chu kỳ 1 và chuẩn bị tốt cho kiểm định chu kỳ 2 và đưa xếp hạng lên nhóm 100 trường Đại học hàng đầu Việt Nam.

2.2. Giai đoạn: 2030 - 2035

Giai đoạn này tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Tái cấu trúc các khoa hiện tại thành các Viện đào tạo hoặc thành các trường thành viên;

- Tuyển dụng và phát triển nhân sự hình thành bộ khung đội ngũ nhân sự xuất sắc trong quản trị và đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- Tiếp tục xây dựng bổ sung các chương trình đào tạo, loại hình đào tạo từ xa, chú trọng phát triển các chương trình bồi dưỡng cấp cao như chương trình học giả, chương trình quản lý/lãnh đạo cấp cao v.v.;

- Tiếp tục xây dựng phát triển cơ sở vật chất, thiết bị tại các địa chỉ: 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội và Cơ sở Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội. Bổ sung cơ sở đào tạo tại tỉnh/thành phố phù hợp;

- Đạt xếp hạng nhóm 100 Đại học hàng đầu Việt Nam và top 500 Châu Á.

2.3. Giai đoạn: 2035 - 2040

Giai đoạn này tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Mở rộng, phát triển và hoàn thiện mô hình quản trị, quản lý theo mô hình đại học thông minh;

- Hoàn thiện đội ngũ nhân sự xuất sắc trong quản trị và đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế;

- Hoàn thiện về đầu tư và sắp xếp ổn định cơ sở vật chất, thiết bị;

- Đạt xếp hạng nhóm 50 Đại học hàng đầu Việt Nam, nhóm 300 đại học hàng đầu Châu Á và nhóm 1500 đại học trẻ hàng đầu trên thế giới.

2.4. Giai đoạn: 2040 - 2045

Giai đoạn này tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:

- Đạt xếp hạng nhóm 30 Đại học hàng đầu Việt Nam, nhóm 250 đại học hàng đầu châu Á và nhóm 1000 đại học trẻ hàng đầu thế giới.