Quay lại
Tiếp theo

Thứ sáu, 26/05/2023 | 04:03 GMT+7


Hướng dẫn mẹo làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả, dễ đạt điểm cao nhất.

Thi trắc nghiệm hiện đang là hình thức thi phổ biến được Bộ Giáo dục & Đào tạo áp dụng trong chương trình học và kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Khác với hình thức thi tự luận, để giải bài thi trắc nghiệm cần phải có cách giải và một số kỹ năng riêng. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp thì hãy tham khảo ngay một số các mẹo dưới đây cùng DDU nhé!

1. Kiểm tra kĩ đề trước khi làm bài

Đây là điều BẮT BUỘC mà thí sinh nào cũng cần phải nhớ. Đừng vội làm bài thi ngay khi cán bộ phát đề mà hãy dành 1-2 phút đọc qua một lượt đề thi, xem mã đề của mình, có đủ số lượng câu hỏi hay không, đề thì có bị mờ hay thiếu trang hay không để báo cho cán bộ coi thi giải quyết kịp thời.

2. “Trăm hay không bằng tay quen”

Luyện, luyện nữa, luyện mãi sẽ là một trong các bí kíp giúp bạn làm quen với các bài thi trắc nghiệm. Trắc nghiệm là hình thức thi đổi mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo trong một vài năm trở lại đây. Nếu bạn đang quen với cách giải bài thi tự luận thì hãy dần thay đổi. Không ai có thể thích ứng ngay cái mới chỉ trong một

3. Tìm “từ khóa” chính là mẹo làm bài thi trắc nghiệm đạt điểm số cao

Tìm được “từ khóa” chính trong câu hỏi trắc nghiệm chính là chìa khóa giúp bạn lựa chọn được đáp án đúng nhất. Khi tìm được “từ khóa” trong câu hỏi, bạn sẽ biết được câu hỏi đề cập tới kiến thức nào, cách giải là gì.

4. Thay đổi cách học và giải

Hình thức thi trắc nghiệm đòi hỏi người học bên cạnh việc nắm chắc kiến thức cơ bản mà còn phải biết mở rộng kiến thức hơn. Nếu như trước đây, giáo viên thường yêu cầu học sinh học “chậm mà chắc”, còn hơn là nhanh mà cẩu thả. Điều này rất đúng, tuy nhiên, khi ôn thi để giải đề thi trắc nghiệm, học sinh cần luôn phải “nhanh và chắc”.

Bởi những đề thi trắc nghiệm, nội dung đề thi sẽ không quá rườm rà, nếu học sinh biết được cách giải nhanh là nắm chắc được điểm số ở câu hỏi đó. Đặc biệt, với những môn thi trắc nghiệm nặng về lý thuyết như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,… thì bạn sẽ phải ghi nhớ nhiều hơn và linh hoạt vận dụng trong thực tiễn.

5. Phân chia thời gian làm bài hợp lý

Làm đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi bạn phải trình bày kỹ càng cách giải như thi tự luận. Kết quả hoàn thành một đề thi trắc nghiệm được tính là bạn có tô đủ vào phiếu làm bài thi hay không? Do vậy, cần phải tính toán thời gian làm đề sau cho thật hợp lý.

Ví dụ với một môn thi trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi, thời gian làm bài 90 phút. Nếu chia đều thời gian cho số câu hỏi, bạn chỉ có thể trả lời 1 phút 30 giây cho một câu, bao gồm cả thời gian tô đáp án. Chính vì thế, hãy phân chia đồng đều thời gian cho các câu hỏi. Có thể rút ngắn thời gian trả lời các câu dễ, dành nhiều thời gian vào các câu khó. Tuy nhiên, nếu câu hỏi nào quá khó bạn vẫn chưa tìm được đáp án, hãy bỏ qua, đánh dấu lại trả lời sau.

6. Tự trả lời trước rồi đọc đáp án sau

Một bí kíp làm bài thi trắc nghiệm không thể bỏ qua nữa đó chính là hãy tạo thói quen “tạm quên” đi đáp án cho sẵn. Hầu hết các phương án A, B, C, D cho sẵn trong đề đều có nội dung “na ná” nhau rất dễ khiến học sinh bị phân tâm và nhầm lẫn nếu không nắm chắc kiến thức. Do vậy, trước khi nhìn đáp án, hãy đọc câu hỏi và tự trả lời trước, sau đó mới quan sát xem có đáp án nào gần trùng với suy nghĩ của mình hay không.

7. Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm bằng cách loại trừ và phỏng đoán

Nếu bạn không biết chắc chắn câu trả lời, loại trừ chính là mẹo làm bài thi trắc nghiệm hiệu quả nhất. Các đáp án trong câu hỏi thường không khác quá lớn về nội dung, tuy nhiên không phải là không có cơ sở để bạn loại trừ.

Phỏng đoán và loại trừ ở đây không phải là đoán bừa, mà bạn phải căn cứ vào dữ kiện có sẵn trong bài. Rất nhiều câu hỏi có 4 đáp án, nhưng đã có 2 đáp án “cô lập”. Sự khác biệt ở đây chính là không thích hợp, khác biệt hoàn toàn để trở thành đáp án đúng của câu hỏi.

Thay vì phải “vò đầu bứt tai” đi tìm đáp án đúng, hãy “quay xe” ngay, đi tìm đáp án sai và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Sau khi không còn cơ sở để loại trừ nữa, bạn sẽ chọn phương án nào khả thi hơn, đôi khi cộng thêm một chút may mắn của bạn nữa.

8. Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trống đáp án

Quy tắc làm bài thi trắc nghiệm là phải biết phân bổ thời gian và không được bỏ trống bất cứ một đáp án nào. Hãy đọc qua một lượt đề thi, làm ngay những câu hỏi “trúng tủ” của mình. Sau đó mới dần tìm đến các câu hỏi khác. Lựa chọn trả lời các câu đơn giản trước, khó sau. Bởi tất cả các câu hỏi thi trắc nghiệm đều có điểm số như nhau, không tách biệt phổ điểm như bài thi tự luận.

Chiến lược “giết nhầm còn hơn bỏ sót” là lúc để bạn phát huy khi làm bài thi trắc nghiệm. Dù là biết hay không biết câu trả lời chính xác cũng tuyệt đối không được bỏ trống bởi công thức may – rủi là yếu tố hiển nhiên khi làm dạng đề thi này.

9. Khoanh bừa đáp án khi sắp hết thời gian

Khoanh bừa chính là “chiến thuật” làm bài thi trắc nghiệm. Không biết mẹo này chính là bạn đang tự làm mất đi cơ hội của bản thân. Tất cả câu hỏi thi trắc nghiệm đều có điểm, bạn sẽ không bị trừ điểm nếu làm sai. Do vậy, nếu gần hết thời gian làm bài mà bạn vẫn chưa hoàn thành xong đề thi, hãy lựa chọn ngẫu nhiên một đáp án nào đó nếu như không còn phương pháp loại trừ nào khác.

10. Tẩy sạch khi muốn thay đổi đáp án

Như đã chia sẻ, kết quả làm bài thi trắc nghiệm do máy chấm tự động. Chính vì thế, khi thay đổi bất kì đáp án nào, học sinh cần phải tẩy thật sạch đáp án đó nếu không máy sẽ hiểu nhầm bạn chọn 2 đáp án và không tính điểm câu hỏi đó.

11. “Tương kế tựu kế”

Nếu gặp phải khó khăn khi tìm đáp án của những câu hỏi khó, hãy thử tìm xem câu trả lời nào mà bạn đã làm trong đề thi có thể giúp bạn trả lời hay không. Đặc biệt, đây là mẹo làm bài thi trắc nghiệm môn tiếng Anh cực hiệu quả. Bởi trong nhiều đề thi, đôi khi câu hỏi mà câu trả lời lại nằm trong chính câu hỏi sau đó.

12. Dành thời gian kiểm tra bài làm

Một kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm nữa mà các bạn học sinh cần phải biết chính là luôn luôn kiểm tra bài làm của mình trước khi nộp bài thi. Hãy tập trung rà soát lại một lần nữa các câu đã làm, xem còn câu nào bỏ trống hay không. Đặc biệt, sĩ tử cần phải kiểm tra kĩ ô mình tô đã chính xác, đều màu và đủ độ đậm hay chưa. Bởi kết quả bài thi trắc nghiệm là do máy tự động chấm điểm nên đôi khi câu trả lời của bạn không được máy phát hiện do tô chưa chính xác.

11. Nộp bài khi được phép

Thay vì quá tự tin về kết quả làm bài của mình thì sĩ tử cũng không nên nộp bài thi ra về quá sớm. Thà ngồi thêm một chút, soát lại đề, đáp án cho cẩn thận còn hơn vội vã bước ra khỏi phòng thi rồi mới nhận ra mình làm sai hay thiếu câu trả lời nào đó.

Khi hết giờ, thí sinh phải nộp phiếu trả lời trắc nghiệm cho cán bộ coi thi, ký tên đầy đủ vào phiếu làm bài thi và rời phòng thi khi có sự cho phép của cán bộ coi thi.


NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ TUYỂN SINH:

  • 23 NGÀNH HOT

  • HỌC TẠI TRUNG TÂM HÀ NỘI

  • THỰC TẬP HƯỞNG LƯƠNG CAO 1 NĂM TẠI NHẬT BẢN

Xem thêm thông tin tại: https://tuyensinh.ddu.edu.vn/