Khoa Viện> Công nghệ môi trường> Giới thiệu

Thứ hai,27/03/2023 | 10:26 GMT+7

Giới thiệu ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Địa chỉ: Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngành đào tạo: Công nghệ kỹ thuật môi trường

Điều kiện đầu vào: - Xét tuyển thí sinh thi khối A00, A01, B00, D07

                               - Xét tuyển học bạ lớp 12

Thời gian đào tạo: 04 năm

Loại bằng tốt nghiệp: Hệ chính quy tập trung

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư

Làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tối ưu hóa cuộc sống con người và tạo ra tiềm lực dồi dào cho đời sống kinh tế. Thế nhưng, mặt trái của sự đổ bộ này đang gây ra không ít những vấn đề phức tạp, cần đến sự can thiệp sâu sắc của các chuyên gia môi trường cùng sự chung tay của cả cộng đồng. Hiện nay, việc các bạn trẻ ý thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường đã khiến ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trở thành một trong những ngành học “hot” nhất. Bạn mong muốn đầu quân cho ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường nhưng chưa hiểu rõ về ngành học này? Hãy cùng DDU khám phá Công nghệ kỹ thuật môi trường qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là ngành học về các kỹ thuật và công nghệ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, thu hồi, tài chế, tái sử dụng và xử lý chất thải thông qua các biện pháp sinh - lý - hóa học. Bên cạnh đó, ngành định hướng nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, phương pháp quản lý góp phần bảo vệ môi trường sống và sự phát triển bền vững của xã hội.

2. Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường ra trường làm gì? Ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát và vận hành các công trình xử lý chất thải tại các đơn vị tư vấn, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty, nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp, khu đô thị có các công trình xử lý môi trường.

- Cán bộ quản lý kỹ thuật tại các nhà máy xử lý nước cấp và nước tinh khiết.

- Chuyên viên quan trắc và phân tích môi trường.

- Chuyên viên môi trường tại các phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc đơn vị nhà nước.

- Chuyên viên quản lý an toàn vệ sinh môi trường lao động ở các đơn vị nhà nước, tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương.

- Bộ Tài nguyên Môi trường và các bộ phận khác, Sở Tài nguyên  và Môi trường và các sở khác; các phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học chuyên nghiệp, viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.

- Các cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp.

- Các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế có hoạt động trong lĩnh vực môi trường.

3. Mục tiêu đào tạo của ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường tại DDU

Về kiến thức: 

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường trang bị các kiến thức, kỹ năng thực hành về công nghệ môi trường, công cụ quản lý môi trường, phương pháp đánh giá các tác động môi trường, kỹ thuật tái chế và biện pháp xử lý các nguồn tài nguyên đang bị ô nhiễm. Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức khoa học cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và xã hội cho việc giải quyết các vấn đề thực tiễn ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Về kỹ năng:

Sinh viên ngành Công nghệ thông tin được rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành nghề nghiệp như: khả năng thiết kế, thi công, bảo trì, vận hành công trình xử lý nước cấp, nước thải, khí thải, chất thải rắn, khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã và đang xảy ra. Ngoài ra, sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành thành thạo, sử dụng thành thạo thạo tin học căn bản và xử lý số liệu môi trường trong giao tiếp xã hội và hoạt động nghề nghiệp; sử dụng thành thạo các dụng cụ, trang thiết bị cơ bản trong quan trắc đánh giá chất lượng môi trường, phần mềm thiết kế hệ thống xử lý trong giải quyết các vấn đề môi trường.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Trường Đại học Đông Đô đào tạo Cử nhân ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức làm việc chuyên nghiệp, có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Tại sao nên học ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường tại Trường Đại học Đông Đô?

- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích với hệ thống phòng máy tính, wifi phủ sóng toàn trường,  hệ thống thư viện, phòng tập GYM …..;

- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.

- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;

- Cơ hội kết nối doanh nghiệp, thực tập và nhận việc chính thức ngay từ khi ngồi trên giảng đường;

- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,  ngoại ngữ,…;

- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả. Được giao lưu với sinh viên các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa…;

- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội;

- Cơ hội được giới thiệu việc làm tại các đơn vị.

5. Những giảng viên uy tín ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường - Đại học Đông Đô

- GS.TS Tạ Hoà Phương - Giảng viên cao cấp; Nguyên Phó chủ nhiệm Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- TS. Vũ Xuân Xiển - Trưởng Khoa Công nghệ và Kỹ thuật Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Nguyễn Đăng Túc - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Nguyễn Phú Duyên - Nguyên cán bộ Viện Địa chất thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- TS. Lê Triều Việt - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TSKH. Vũ Hữu Hưng - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Nguyễn Xuân Thiện - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- PGS.TS Lê Hồng Phương - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Nguyễn Xuân Cư - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Dương Hồng Thái - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Nguyễn Đình Vinh - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Hồ Văn Canh - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Phạm Thế Quế - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Đặng Đình Châu - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Bùi Thế Hồng - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

- TS. Hồ Khánh Lâm - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô.

6. Các phương thức xét tuyển tại Đại học Đông Đô

Chỉ tiêu ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường Đại học Đông Đô năm 2023:...

    6.1. Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023;

    6.2. Phương thức 200: Xét tuyển dựa trên kết quả tổng điểm trung bình học tập lớp 12;

    6.3. Phương thức 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển;

    6.4. Phương thức 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.5. Phương thức 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.6. Phương thức 500: Sử dụng phương thức xét tuyển khác.

Các khối xét tuyển Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường

    A00: Toán, Vật lý, Hóa học

    A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

    B00: Toán, Họa học, Sinh học

    D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

7. Học phí ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường - Đại học Đông Đô

Học phí dự kiến: 1.850.000 nghìn đồng/ tháng (Một triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng)

8. Những hình ảnh hoạt động ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường - Đại học Đông Đô

 

NĂM 2024 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ TUYỂN SINH:

  • 24 NGÀNH HOT
  • HỌC TẠI TRUNG TÂM HÀ NỘI
  • THỰC TẬP HƯỞNG LƯƠNG CAO 1 NĂM TẠI NHẬT BẢN

Xem thêm thông tin tại: https://tuyensinh.ddu.edu.vn/