Thứ tư, 10/05/2023 | 03:07 GMT+7
Gặp gỡ, trao đổi về chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Đông Đô và Đại học Sư phạm Chiết Giang.
Sáng ngày 09/05/2023, trường Đại học Đông Đô đã có buổi gặp gỡ, trao đổi về chương trình hợp tác cùng trường Đại học Sư phạm Chiết Giang (Trung Quốc).
Tham dự buổi gặp gỡ, về phía trường Đại học Sư phạm Chiết Giang, có cô Sun Lin - Giám đốc Học viện Hán ngữ; thầy Ye Ziping - Giám đốc Quản lý sinh viên Quốc tế. Về phía trường Đại học Đông Đô, có TS. Trịnh Hữu Tuấn - Chủ tịch Hội đồng trường; TS. Nguyễn Quốc Tư - Trưởng khoa Ngôn ngữ Trung Quốc; ThS. Trần Thị Thanh Liêm - Phó Trưởng khoa Ngôn ngữ Trung Quốc; thầy Nguyễn Văn Nghĩa - Cán bộ Trung tâm hợp tác doanh nghiệp và quốc tế.
Thông qua chuyến thăm và làm việc của TS. Nguyễn Quốc Tư tại Đại học Sư phạm Chiết Giang vừa qua, đại diện trường Đại học Sư phạm Chiết Giang đã tới Việt Nam thăm trường Đại học Đông Đô và có mong muốn cùng hợp tác, phát triển.
Trường Đại học Sư phạm Chiết Giang là trường Đại học nổi tiếng, xếp top 85/2000 trường Đại học của Trung Quốc.
Về hợp tác quốc tế, trường Đại học Sư phạm Chiết Giang có 5 ngành lọt vào top 1% ESI trên thế giới. Tính đến tháng 3 năm 2023, trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác và trao đổi với hơn 280 trường Đại học, Cao đẳng và tổ chức giáo dục tại hơn 60 quốc gia và khu vực trên 5 châu lục. Đồng thời, trường Đại học Sư phạm Chiết Giang còn thiết lập các hoạt động trao đổi sinh viên giữa các trường với hơn 70 trường Đại học nước ngoài.
Về đội ngũ giảng viên và sinh viên, trường Đại học Sư phạm Chiết Giang có hơn 2.900 giảng viên với hơn 1.900 giảng viên toàn thời gian, 340 giảng viên có các chức danh chuyên môn, 680 giảng viên có các chức danh cao cấp và 800 giảng viên có học vị Tiến sĩ. Ngoài ra, trường có gần 25.000 sinh viên, 6.000 nghiên cứu sinh và 3.000 sinh viên quốc tế.
Tại buổi gặp gỡ, đại diện hai trường đã thảo luận về chương trình hợp tác giữa trường Đại học Đông Đô và trường Đại học Sư phạm Chiết Giang. Các lĩnh vực hợp tác của hai trường bao gồm:
- Hợp tác trên các lĩnh vực, thế mạnh của các khoa chuyên môn (Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa Đào tạo Quốc tế,...)
- Tổ chức các chương trình giáo dục trao đổi ngắn hạn (Đào tạo tiếng Trung Quốc, trải nghiệm các khoa và thăm trực tiếp các doanh nghiệp, trải nghiệm văn hoá,...)
- Tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên (Mở các khoa đồng giáo dục, trao đổi tín chỉ)
- Tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.
Hy vọng rằng với buổi gặp gỡ này, hai trường sẽ có những bước tiến và triển khai tốt những nội dung đã trao đổi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội.