Quay lại
Tiếp theo

Chương trình và Kế hoạch đào tạo Tiến sĩ Quản trị kinh doanh

Tên ngành đào tạo: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Business Administration

Mã số: 62 34 05 01

- Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Đông Đô

- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

3.1.  Căn cứ xây dựng chương trình

Chương trình đào tạo Tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh - Mã số : 62.34.05.01, được xây dựng trên các căn cứ sau:

- Luật giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009;

- Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

- Quy chế đào tạo trình độ Tiến sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 về việc quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;

- Thông tư số 07/2015/TT/BGDĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo dục Đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình Đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ

- Thông tư số 09/2017/TT/BGDĐT ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tụ mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ.

- Ý kiến qua hội thảo với các ngành và các doanh nghiệp tại địa phương;

- Tham khảo, kế thừa chương trình, các chuyên đề giảng dạy cao học Quản trị kinh doanh, chương trình đang đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế có đào tạo ngành/chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chương trình Quản trị kinh doanh tại trường tại một số nước trên thế giới như: Johns Hopkins University, Lee Kuan Yew School of Public Policy.

3.2. Tóm tắt chương trình đào tạo:

·        Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo trình độ Tiến sĩ Quản trị kinh doanh nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Học viên có khả năng làm chủ được kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực quản trị kinh doanh, có tư duy phản biện; Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp; Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới giải quyết những vấn đề hoạch định chính sách, định hướng chiến lược Quản trị kinh doanh ở các cấp độ khác nhau thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.

·        Mục tiêu cụ thể: 

- Về kiến thức:

+ Trang bị theo hướng chuyên sâu các kiến thức mới, cập nhật, hiện đại và mang tính lý luận và phương pháp luận cao về chuyên ngành QTKD trên nền tảng nâng cao và hiện đại hoá các kiến thức cơ sở có liên quan đã được giảng dạy ở bậc đại học (đối với nghiên cứu sinh có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành QTKD) và ở bậc cao học (đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ). Theo phương hướng này, chương trình vừa chú trọng cung cấp kiến thức sâu các kiến thức QTKD, vừa chú ý cập nhật và nâng cao các kiến thức kinh tế học hiện đại với tư cách là các tri thức công cụ để phân tích các vấn đề kinh tế đương đại.

+ Vận dụng được các kiến thức chung, cơ sở, chuyên ngành được bổ sung, cập nhật và nâng cao một cách có hệ thống để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề về trong Quản trị kinh doanh.

+ Hiểu được những kiến thức chuyên sâu về tư duy chiến lược, hoạch định chiến lược Quản trị kinh doanh.

+ Vận dụng được những kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực hoạt động Quản trị kinh doanh như: lý thuyết và thực tiễn của công tác quản lý chung cũng như cụ thể, nắm bắt được nguyên lý quản trị kinh doanh của đơn vị trong một môi trường mở và hướng ra toàn cầu.

+ Hiểu được các kiến thức liên ngành, kiến thức mở rộng và kiến thức cập nhật chuyên ngành để phát triển được năng lực thực hành và khả năng hoạt động thực tiễn để giải quyết những vấn đề chuyên môn.

- Về kỹ năng:

+ Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược quản lý công.

+ Sử dụng mô hình, kỹ thuật, nguyên lý và số liệu trong kinh tế học ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn

+ Phân tích và đánh giá được dữ liệu trong công tác ra quyết định quản lý.

+ Kết nối được với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, cấp dưới lẫn cấp trên một cách hiệu quả. 

+ Nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về quản trị kinh doanh.

+ Giải quyết được kịp thời các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản trị kinh doanh

+ Nâng cao kỹ năng ứng dụng, để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Làm chủ các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định để đương đầu với các biến động  thường nhật của môi trường kinh tế.

+ Pháttriển được kỹ năngtiếpnhận,xửlýthôngtin, xácđịnhphântíchvấnđề;

+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có thể viết được báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn và trình bày được rõ ràng các ý kiến, phản biện một vấn đề của chuyên ngành.

+ Nâng cao kỹ năng tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp của nghiên cứu sinh; Hoàn thiện năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề QTKD nảy sinh về lý thuyết và đặc biệt trong hoạt động thực tiễn quản trị kinh doanh để có thể có những đóng góp mới vào việc bổ sung, phát triển lý luận quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó, giúp cho nghiên cứu sinh có thể làm việc độc lập và sáng tạo, có năng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và thực tiễn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.

- Về năng lực:

 Sau khi tốt nghiệp, nghiên cứu sinh có thể làm việc với tư cách là chuyên gia có trình độ cao tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, hoạch định và tư vấn chính sách, các tập đoàn kinh tế

Giúp nghiên cứu sinh phát triển và hoàn thiện các phẩm chất của nhà khoa học liên quan đến hoạt động nghiên cứu, tổ chức và quản lý.

- Về Nghiên cứu:

Nghiên cứu sinh có thể chọn để nghiên cứu một trong các vấn đề sau:

+ Các học thuyết QTKD và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam.

+ Hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

+ Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

+ Phân tích và vận dụng các mô hình quản trị tài chính hiện đại vào các doanh ngliiệp Việt Nam.

+ Nghiên cứu và vận dụng các chuẩn mực quản trị công ty vào các công ty của Việt Nam.

+ Chiến lược marketing và thương mại cho các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các doanh nghiệp Việt Nam.

+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp và bản sắc văn hoá quản trị ở các công ty .

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Phân tích và đánh giá các mô hình quản lý của các ngành, các tập đoàn kinh tế.

+ Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong các ngành kinh tế ở Việt Nam.

- Về thái độ:

Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, công tâm, khách quan, chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín và luôn luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc ở mọi nơi, mọi lúc.

Có tinh thần tìm tòi khám phá, dám chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện tốt công việc nghiên cứu khoa học có hiệu cả về lý luận và cả về thực tiễn.

Luôn luôn gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành quy chế làm việc trong tổ chức.

3.3 Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ quản trị kinh doanh gồm 3 phần:

- Phần 1. Các học phần bổ sung;

- Phần 2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan;

- Phần 3. Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ.

3.3.1 Các học phần bổ sung

Áp dụng đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ hoặc có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo, hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng tốt nghiệp đã nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp.- Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ phải học các học phần bổ sung các học phần ở trình độ thạc sĩ thuộc chuyên ngành quản trị kinh doanh, được học trong 2 năm đầu với khối lượng 34 tín chỉ (16 học phần). Trong đó, nghiên cứu sinh phải học 11 học phần bắt buộc (23 tín chỉ), 2 học phần tự chọn (4 tín chỉ) ở phần kiến thức cơ sở và 2 học phần tự chọn (4 tín chỉ) ở phần kiến thức chuyên ngành theo chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh. Riêng học phần ngoại ngữ, nghiên cứu sinh phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu sinh có thể học ngoại ngữ theo các lớp cao học được trường bố trí nếu trình độ ngoại ngữ chưa đạt yêu cầu.

Bảng 3.1. Danh sách các học phần bổ sung kiến thức dành cho nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

TT

Mã học phần

Tên học phần

Sô TC

A. PHẦN KIẾN THỨC CHUNG

6

1

 

Triết học

3

2

 

Ngoại ngữ

3

B. PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ

 

12

* Học phần bắt buộc

 

 

8

3

 

Kinh tế vi mô

 2

4

 

Kinh tế vĩ mô

2

5

 

Kinh tế lượng

2

6

 

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

2

* Học phần tự chọn

(Chọn 4/10 TC)

 

4

7

 

Kế toán quản trị

2

8

 

Kế toán tài chính

2

9

 

Luật kinh doanh

2

10

 

Khởi sự doanh nghiệp

2

11

 

Quản trị doanh nghiệp

2

CPHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

16

* Học phần bắt buộc

 

12

12

 

Quản trị tài chính

2

13

 

Quản trị nhân lực

2

14

 

Quản trị sản xuất

2

15

 

Quản trị marketing

2

16

 

Quản trị chiến lược

2

17

 

Quản trị chất lượng

2

* Học phần tự chọn

(Chọn 4/10 TC)

4

18

 

Quản lý dự án đầu tư

2

19

 

Quản trị thương mại

2

20

 

Tin học ứng dụng trong phân tích kinh tế và QTKD

2

21

 

Quản trị dịch vụ

2

22

 

Quản trị rủi ro

2

 

TỔNG

 

 

34

Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo thì trên cơ sở đối chiếu với chương trình đào tạo hiện tại, nghiên cứu sinh cần phải học bổ sung các học phần cần thiết theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu, cùng với các khoá đào tạo thạc sĩ cùng chuyên ngành đang đào tạo tại Trường.

Danh mục ngành, chuyên ngành gần và các học phần bổ sung kiến thức cho đối tượng dự tuyến có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần do Hội đồng Khoa học - Đào tạo Trường thông qua, phê duyệt.

Bảng 3.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức dành cho nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành gần

TT

Mã học phần

Tên học phần

Sô tín chỉ

1

 

Quản trị tài chính

2

2

 

Quản trị nhân lực

2

3

 

Quản trị sản xuất

2

4

 

Quản trị chiến lược

2

5

 

Quản trị thương mại

2

Trường hợp cần thiết, nếu chương trình đào tạo trình độ đại học của nghiên cứu sinh còn thiếu những môn học, học phần có vai trò quan trọng cho việc đào tạo trình độ tiến sĩ, Trường có thể yêu cầu nghiên cứu sinh học bổ sung một số học phần ở trình độ đại học, cùng với các khoá sinh viên đại học đang được đào tạo tại Trường

3.2.2 Các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

- Các học phần ở trình độ tiến sĩ bao gồm các học phần bắt buộc và các học phần lựa chọn. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 4 học phần với khối lượng 8 tín chỉ thuộc trình độ tiến sĩ, bao gồm 2 học phần bắt buộc và 2 học phần tự chọn

Bảng 3.3. Danh mục các học phần bắt buộc

 

TT

 

Mã học phần

 

Tên học phần

 

Số tín chỉ

1

 

Quản trị chiến lược nâng cao

2

2

 

Phương pháp nghiên cứu trong kinh

2

Đánh giá theo thang điểm 10. Điểm đạt yêu cầu 5 điểm.

Các học phần tự chọn: Nghiên cứu sinh chọn 2 trong 7 học phần sau:

Bảng 3.4.Danh mục các học phần lựa chọn

 

TT

 

Mã học phần

 

Tên học phần

 

Số tín chỉ

1

 

Quản trị marketing nâng cao

2

2

 

Quản trị thương mại nâng cao

2

3

 

Quản trị nhân lực nâng cao

2

4

 

Quản trị doanh nghiệp nâng cao

2

5

 

Quản trị học nâng cao

2

6

 

Văn hóa kinh doanh nâng cao

2

7

 

Quản trị tài chính nâng cao

2

Đánh giá theo thang điểm 10. Điểm đạt yêu cầu 5 điểm.

- Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành 3 chuyên đề tiến sĩ với khối lượng 6 tín chỉ.

- Căn cứ vào chương trình đào tạo nghiên cứu sinh được Hiệu trưởng nhà trường phê duyệt; căn cứ trình độ của từng nghiên cứu sinh, văn bằng nghiên cứu sinh đã có, các học phần nghiên cứu sinh đã học ở trình độ đại học và thạc sĩ (nếu có), người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đơn vị chuyên môn sẽ đề xuất các chuyên đề tiến sĩ trong danh mục các chuyên đề tiến sĩ ở Bảng 13 sao cho phù hợp, thiết thực với quá trình đào tạo và thực hiện đề tài luận án của nghiên cứu sinh. Căn cứ đề xuất, Trường xây dựng kế hoạch và tổ chức cho nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu thực hiện chuyên đề.

Bảng 3.5. Danh mục các chuyên đề tiến sĩ và khối lượng học tập

 

STT

 

Mã chuyên đề

 

Tên chuyên đề

 

Số tín chỉ

1

 

Chuyên đề về thị trường và năng lực tiếp cận thị trường

2

 

2

 

Nghiên cứu về các vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2

 

3

 

Nghiên cứu phát triến nguồn nhân lực

2

 

4

 

Nghiên cứu xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2

 

5

 

Chuyên đề về quản trị kinh doanh hiện đại

2

 

6

 

Nghiên cứu về kinh doanh quốc tế

2

 

7

 

Nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp

2

 

8

 

Chuyên đề hoạch định chiến lược kinh doanh

2

 

9

 

Chuyên đề về quản trị sự thay đối

2

 

10

 

Nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu

2

 

11

 

Chuyên đề nghiên cứu chuỗi cung

2

 

12

 

Chuyên đề phát triển thương mại điện tử

2

 

13

 

Chuyên đề nâng cao hiệu quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng

2

 

Trong quá trình đào tạo, tuỳ thuộc vào tên đề tài luận án, người hướng dẫn nghiên cứu sinh và bộ môn chuyên môn có thể xác định các chuyên đề tiến sĩ và yêu cầu nghiên cứu sinh nghiên cứu đế phù hợp với tên đề tài luận án.

Phương pháp đánh giá: Nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu chuyên đề trước hội đồng. Hội đồng đánh giá, chấm điểm theo thang điểm 10. Điểm chuyên đề tiến sĩ là điếm trung bình của các thành viên Hội đồng có mặt. Điểm đạt yêu cầu là 5 điểm. Đề cương chi tiết các học phần ở trình độ tiến sĩ và các chuyên đề tiến sĩ ở Phụ lục 6.

Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết.

Bố cục: Bài tiểu luận gồm 4 phần:

Phần 1: Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Phần 2: Đánh giá các nghiên cứu ngoài nước

Phần 3: Đánh giá các nghiên cứu trong nước

Phần 4: Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

 

3.2.3 Nghiên cứu khoa học và luận án tiến sĩ

-           Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu sinh có nhiệm vụ phải tham gia và báo cáo kết quả nghiên cứu tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh phải được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.

-         Luận án tiến sĩ

Phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực nghiên cứu, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học của lĩnh vực nghiên cứu hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra với một ngành khoa học hoặc thực tiễn xã hội.

Luận án tiến sĩ có khối lượng khoảng 100 trang A4 (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng nghiên cứu sinh.

Đóng góp mới của luận án có thể là:

-   Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú thêm vốn kiến thức đã có của chuyên ngành.

-    Những ứng dụng sáng tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã có nhằm giải quyết những yêu cầu thiết thực của kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ.

Luận án có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

3.3.4     Kế hoạch đào tạo

Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ. Hình thức tập trung liên tục 4 năm.

 Bảng 3.6. Kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ với hình thức tập trung liên tục 4 năm

TT

Thời gian

Nội dung

Số tín chỉ hoàn thành

I

Năm thứ nhất

Bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ

34

1

Kỳ I

Học phần kiến thức chung và phần kiến thức cơ sở

18

2

Kỳ II

Học phần kiến thức chuyên ngành

16

II

Năm thứ hai

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ

14

1

Kỳ I

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ

14

2

Kỳ II

Thực hiện tiểu luận tổng quan

-

III

Năm thứ ba

Thưc hiên luân án tiến sĩ

-

IV

Năm thứ tư

Thưc hiên luân án tiến sĩ

-

            - Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ. Hình thức tập trung không liên tục 5 năm.

Bảng 3.7. Kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ. Hình thức tập trung không liên tục 5 năm

 

STT

 

Thời gian

 

Nội dung

 

Số tín chỉ hoàn thành

 

I

 

Năm thứ nhất

 

Bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ

 

18

1

Kỳ I

Học phần kiến thức chung

6

2

Kỳ II

Học phần kiến thức cơ sở

12

 

II

 

Năm thứ hai

 

Bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ (tt)

 

16

1

Kỳ I

Học phần kiến thức chuyên ngành

8

2

Kỳ II

Học phần kiến thức chuyên ngành (tt)

8

 

III

 

Năm thứ ba

 

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ

14

1

Kỳ I

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ

 

8

2

Kỳ II

Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan

6

 

IV

 

Năm thứ tư

(tập trung 12 tháng)

 

Thực hiện luận án tiến sĩ

-

 

V

 

Năm thứ năm

 

Thực hiện luận án tiến sĩ

-

  - Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành cần phải bổ sung kiến thức. Hình thức tập trung không liên tục 3 năm.

Bảng 3.8. Kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành cần phải bổ sung kiến thức. Hình thức tập trung không liên tục 3 năm

 STT

 Thời gian

 Nội dung

 Số tín chỉ hoàn thành

 I

 Năm thứ nhất

Bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ và học các học phần ở trình độ tiến sĩ

18

1

Kỳ I

Học phần bổ sung kiến thức trình độ thạc sĩ

10

2

Kỳ II

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

 II

 Năm thứ hai

 Các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan

 6

1

Kỳ I

Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ, tiểu luận tổng quan

6

2

Kỳ II

Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

 III

 Năm thứ ba

 Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành cần phải bổ sung kiến thức. Hình thức tập trung không liên tục 4 năm.

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành đúng (ngành, chuyên ngành phù hợp). Hình thức tập trung không liên tục 3 năm 

Bảng 3.10. Kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên nhành đúng (ngành, chuyên ngành phù hợp) với hình thức tập trung không liên tục 3 năm

 STT

 Thời gian

 Nội dung

 Số tín chỉ hoàn thành

 I

 Năm thứ nhất

 Học các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ

 14

1

Kỳ I

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

2

Kỳ II

Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ

6

 II

 Năm thứ hai

 Thực hiện tiểu luận tổng quan

-

1

Kỳ I

Thực hiện tiểu luận tổng quan

-

2

Kỳ II

Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

 III

 Năm thứ ba

 Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

 IV

 Năm thứ tư

 Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

          - Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên ngành đúng (ngành, chuyên ngành phù hợp). Hình thức tập trung không liên tục 4 năm.

Bảng 3.11. Kế hoạch đào tạo trình độ tiến sĩ đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ ngành, chuyên nhành đúng (ngành, chuyên ngành phù hợp) với hình thức tập trung không liên tục 4 năm

 STT

 Thời gian

 Nội dung

 Số tín chỉ hoàn thành

 I

 Năm thứ nhất

 Học các học phần ở trình độ tiến sĩ, các chuyên đề tiến sĩ

 12

1

Kỳ I

Học các học phần ở trình độ tiến sĩ

8

2

Kỳ II

Thực hiện 2 chuyên đề tiến sĩ

4

 II

 Năm thứ hai

 Thực hiện 1 chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

2

1

Kỳ I

Thực hiện 1 chuyên đề tiến sĩ (tt)

2

2

Kỳ II

Thực hiện tiểu luận tổng quan

 -

III

 Năm thứ ba (tập trung 12 tháng)

 Thực hiện luận án tiến sĩ

 IV

 Năm thứ tư

 Thực hiện luận án tiến sĩ

 -

3.4. Kế hoạch tuyển sinh đào tạo

Thời gian đào tạo: 

- Hình thức tập trung liên tục:

Đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

- Hình thức tập trung không liên tục:

Đối với người có bằng thạc sĩ là 4 năm; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 5 năm, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung liên tục tại để thực hiện đề tài luận án.

Đối tượng tuyển sinh, điều kiện dự tuyển

- Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.

- Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

- Đạt đủ điều kiện về kinh nghiệm quản lý và thâm niên công tác theo yêu cầu cụ thể của từng ngành dự tuyển do thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

+ Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

+ Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

+ Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL IBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Điều kiện thâm niên công tác:

 Đạt các điều kiện như quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hình thức tuyển sinh:

 Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  3.5. Hướng dẫn sử dụng chương trình

  Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Khi thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

3.5.1.  Đối với các đơn vị đào tạo

   - Phải nghiên cứu chương trình để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình.

          - Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy.

          - Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình.

          - Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần.

3.5.2. Đối với giảng viên

   - Khi giảng viên được phân công giảng dạy các  học phần cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.

          - Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho học viên trước một tuần để học viên chuẩn bị trước khi lên lớp.

3.5.3. Đối với học viên

 - Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.

          - Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên.

          - Học viên tự nghiên cứu thông qua giáo trình tài liệu tham khảo hoặc qua Internet;

          - Tự học là yêu cầu bắt buộc, mỗi môn học ngoài thời lượng chuẩn quy định, học viên phải dành thời lượng tương tự cho từng môn để tự học.

          - Tự giác trong việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Seminar.

          - Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm luận án.

          - Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá học phần.

3.5.4.Phương pháp giảng dạy:

   - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình đào tạo, khuyến khích và tạo cơ hội cho học viên tích cực chủ động sáng tạo từ đó nâng cao khả năng phân tích, phát triển và giải quyết các vấn đề.

          - Giảng dạy trên lớp:

  + Bài giảng trực tiếp của giảng viên

  + Bài tập thực hành - thảo luận

  + Có bài tập lớn hoặc tiểu luận.

          - Phương pháp thực hành, hội thảo

+ Học viên sẽ tham quan thực tế để trao đổi kinh nghiệm;

+ Học viên sẽ tham dự một số buổi hội thảo khoa học có chủ đề cụ thể tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tổ chức thảo luận theo nhóm.

3.5.5.Kiểm tra, đánh giá học:

- Điểm chấm theo thang điểm 10.

- Tổ chức kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học. Tổ chức thi kết thúc học phần.

- Chấm điểm kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc môn học do hai giảng viên chấm. 

 

Mức học phí: 14.800.000đ/kỳ