Quay lại
Tiếp theo

Thứ ba, 07/11/2017 | 02:44 GMT+7


Quyết định về việc ban hành chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý công trình độ thạc sĩ – mã số 60340403

Tai bản scan tại đây

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC  ĐÔNG ĐÔ

          Căncứ Quyết định 534/TTg ngày 03 tháng 10 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập trường Đại học Dân lập Đông Đô;

          Căn cứ Quyết định số 235/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Trường Đại học Dân lập Đông Đô sang loại hình trường đại học tư thục;

          Căn cứ Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ trường Đại học;

Theo đề nghị của Ông Chủ tịch Hội đồng khoa học, Trưởng Khoa đào tạo sau đại học,

                                                 QUYẾT ĐỊNH:                             

Điều 1. Ban hành chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý công - trình độ thạc sĩ với khối kiến thức 60 tín chỉ.

Điều 2. Chương trình này được áp dụng với học viên theo học tại trường.  

Điều 3. Các ông (bà) Trưởng các phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tài vụ, Phòng Đào tạo sau đại học; Khoa Đào tạo sau đại học, các đơn vị trong trường và các học viên có trách nhiệm thi hành quyết định này. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ./.

 

Nơi nhận:

- Như điều 3;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 (đã ký)

  

TS. Dương Văn Hòa

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ - MÃ SỐ 60340403
(Ban hành theo Quyết định số:      /QĐ-ĐĐ  ngày     tháng    năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô)
1. Căn cứ xây dựng chương trình:
Chương trình đào tạo thạc sĨ ngành Quản lý công - Mã số : 60.34.04.03, được xây dựng trên các căn cứ sau:
- Luật giáo dục ngày 14/6/2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009;
- Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
- Quy chế đào tạo trình độ Thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 về việc quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ;
- Thông tư số 07/2015/TT/BGDĐT ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của Giáo dục Đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình Đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, Tiến sĩ.
- Thông tư số 09/2017/TT/BGDĐT ban hành quy định điều kiện, trình tự, thủ tụ mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ, trình độ Tiến sĩ.
- Ý kiến qua hội thảo với các ngành và các doanh nghiệp tại địa phương;
- Tham khảo, kế thừa chương trình, các chuyên đề giảng dạy cao học Quản trị lý công, chương trình đang đào tạo tại các trường đại học khối kinh tế có đào tạo ngành/chuyên ngành Quản lý công, chương trình Quản lý công tại trường tại một số nước trên thế giới như: Johns Hopkins University, Lee Kuan Yew School of Public Policy.
2.Mục tiêu đào tạo chương trình:
2.1. Mục tiêu chung:
             Chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ Quản lý công  nhằm giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành Quản lý công. Học viên có khả năng làm chủ được kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực quản lý công, có tư duy phản biện; Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ Tiến sĩ. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp; Có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới giải quyết những vấn đề hoạch định chính sách, định hướng chiến lược Quản lý công ở các cấp độ khác nhau thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức:
 + Vận dụng được các kiến thức chung, cơ sở, chuyên ngành được bổ sung, cập nhật và nâng cao một cách có hệ thống để giải quyết độc lập, sáng tạo các vấn đề về trong Quản lý công cụ thể là:
            + Hiểu được những kiến thức chuyên sâu về tư duy chiến lược, hoạch định chiến lược quản lý công.
            + Vận dụng được những kiến thức chuyên môn sâu về các lĩnh vực hoạt động quản lý công như: lý thuyết và thực tiễn của công tác quản lý chung cũng như cụ thể, nắm bắt được nguyên lý quản lý công của đơn vị trong một môi trường mở và hướng ra toàn cầu.
            + Hiểu được các kiến thức liên ngành, kiến thức mở rộng và kiến thức cập nhật chuyên ngành để phát triển được năng lực thực hành và khả năng hoạt động thực tiễn để giải quyết những vấn đề chuyên môn.
- Về kỹ năng:
            + Ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược quản lý công.
            + Sử dụng mô hình, kỹ thuật, nguyên lý và số liệu trong kinh tế học ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
            + Phân tích và đánh giá được dữ liệu trong công tác ra quyết định quản lý.
            + Kết nối được với các chủ thể trong và ngoài đơn vị, cấp dưới lẫn cấp trên một cách hiệu quả. 
            + Nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá đối với các vấn đề về quản lý công.
            + Giải quyết được kịp thời các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý công.
            + Nâng cao kỹ năng ứng dụng, để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
            + Làm chủ các kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng ra quyết định để đương đầu với các biến động  thường nhật của môi trường kinh tế.
            + Pháttriển được kỹ năngtiếpnhận,xửlýthôngtin, xácđịnhphântíchvấnđ;
            + Sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành để nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Có thể viết được báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn và trình bày được rõ ràng các ý kiến, phản biện một vấn đề của chuyên ngành.
- Về thái độ:
            + Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, công tâm, khách quan, chuyên nghiệp, tôn trọng chữ tín và luôn luôn có tinh thần trách nhiệm trong công việc ở mọi nơi, mọi lúc.
            + Có tinh thần tìm tòi khám phá, dám chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện tốt công việc nghiên cứu khoa học có hiệu cả về lý luận và cả về thực tiễn.
            + Luôn luôn gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành quy chế làm việc trong tổ chức.
3. Khối lượng kiến thức toàn khoá:
KHỐI KIẾN THỨC
KT bắt buộc
( TC)
KT tự chọn (TC)
Tổng (TC)
A.Khối kiến thức chung
5.0
3.0
2.0
B.Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành
45.0
25.5
19.5
Kiến thức cơ sở ngành
15.0
8.5
6.5
Kiến thức chuyên ngành
30.0
17.0
13.0
C.Luận văn tốt nghiệp
10.0
 
10.0
Tổng khối lượng
60.0
28.5
31.5
 
TT
Mã số học phần
Tên học phần  
Tổng số TC
 Phân bố TC
Ghi chú
Phần chữ
Phần số
 LT
BT/TL/TH
4.1. Khối kiến thức chung
5.0
3.0
2.0
1
 
Triết học
3.0
2.0
1.0
2
 
Phương pháp NCKH
2.0
1.0
1.0
4.2. Khối kiến thức cơ sở ngành
15.0
8.5
6.5
 
Các học phần bắt buộc
 
9.0
 
5.5
 
3.5
4
 
Lý luận về quản lý công
4.0
2.5
1.5
5
 
Chính trị học trong quản lý công
3.0
2.0
1.0
6
 
Khoa học quản lý
2.0
1.0
1.0
 
Các học phần tự chọn (chọn 03/6 học phần)
 
6.0
 
3.0
 
3.0
6
 
Kinh tế học
2.0
1.0
1.0
7
 
Quản lý công
2.0
1.0
1.0
8
 
Quản lý nhà nước về kinh tế
2.0
1.0
1.0
9
 
Tài chính công
2.0
1.0
1.0
10
 
Hành vi tổ chức
2.0
1.0
1.0
11
 
Nghệ thuật lãnh đạo
2.0
1.0
1.0
4.3.Khối kiến thức chuyên ngành
40.0
17.0
23.0
 
Các học phần bắt buộc
 
22.0
 
13.0
 
9.0
12
 
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
4.0
2.5
1.5
13
 
Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công
2.0
1.0
1.0
14
 
Xây dựng và thực hiện chính sách công
4.0
2.5
1.5
15
 
Thanh tra công
2.0
1.0
1.0
16
 
Phân công, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước
2.0
1.0
1.0
17
 
Xây dựng và sử dụng văn bản quản lý
2.0
1.0
1.0
18
 
Quản lý chiến lược khu vực công
3.0
2.0
1.0
19
 
Quản lý rủi ro trong quản lý công
3.0
2.0
1.0
 
Các học phần tự chọn (chọn 4/8 học phần)
 
8.0
 
4.0
 
4.0
20
 
Quản trị công sở
2.0
1.0
1.0
21
 
Tổ chức chính quyền địa phương
2.0
1.0
1.0
22
 
Đạo đức công vụ
2.0
1.0
1.0
23
 
Đánh giá chính sách công
2.0
1.0
1.0
24
 
Quản lý nhà nước về y tế và giáo dục
2.0
1.0
1.0
25
 
Phòng, chống tham nhũng trong quản lý công
2.0
1.0
1.0
26
 
Phân tích chính sách công
2.0
1.0
1.0
27
 
Quản lý công và toàn cầu hóa
2.0
1.0
1.0
4.4.Luận văn thạc sỹ
10.0
10.0
Tổng cộng
60.0
28.5
31.5
 
5. Kế hoạch giảng dạy (Dự kiến)
HỌC KỲ I
TT
Tên học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
Tổng số
LT
TL/BT
/TH
1
Triết học
3.0
2.0
1.0
 
2
Phương pháp NCKH
2.0
1.0
1.0
 
3
Lý luận về quản lý công
4.0
2.5
1.5
 
4
Học phần tự chọn khối kiến thức cơ sở ngành
(Chọn 3/6 học phần)
6.0
3.0
3.0
 
Tổng
15
8.5
6.5
 
HỌC KỲ II
TT
Tên học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
Tổng số
LT
TL/BT
/TH
1
Chính trị học trong quản lý công
3.0
2.0
1.0
 
2
Khoa học quản lý
2.0
1.0
1.0
 
3
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
4.0
2.5
1.5
 
4
Quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công
2.0
1.0
1.0
 
5
Xây dựng và sử dụng văn bản quản lý
2.0
1.0
1.0
 
6
Học phần tự chọn khối kiến thức chuyên ngành (Chọn 2/8 học phần)
4.0
2.0
2.0
 
Tổng
17.0
9.5
7.5
 
HỌC KỲ III
TT
Tên học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
Tổng số
LT
TL/BT
/TH
1
Xây dựng và thực hiện chính sách công
4.0
2.5
1.5
 
2
Thanh tra công
2.0
1.0
1.0
 
3
Quản lý chiến lược khu vực công
3.0
2.0
1.0
 
4
Quản lý rủi ro trong quản lý công
3.0
2.0
1.0
 
5
Phân công, phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước
2.0
1.0
1.0
 
6
Học phần tự chọn khối kiến thức chuyên ngành (Chọn 2/8 học phần)
4.0
2.0
2.0
 
Tổng
18.0
10.5
7.5
 
HỌC KỲ IV
TT
Tên học phần
Số tín chỉ
Ghi chú
Tổng số
LT
TL/BT
/TH
1
Nghiên cứu khoa học – Luận văn Thạc sỹ
 
(Chọn đề tài và hoàn thiện đề cương; Viết và hoàn thành luận án; Bảo vệ luận án)
10.0
 
10.0
 
Tổng
10.0
 
10.0
 
 
6. Hướng dẫn sử dụng chương trình
             Chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ để tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.
Khi thực hiện chương trình đào tạo cần chú ý đến một số vấn đề như sau:
6.1.  Đối với các đơn vị đào tạo
            - Phải nghiên cứu chương trình để tổ chức thực hiện đúng yêu cầu về nội dung của chương trình.
            - Phân công giảng viên phụ trách từng học phần và cung cấp chương trình chi tiết cho giảng viên để đảm bảo ổn định kế hoạch giảng dạy.
            - Chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, cơ sở vật chất, để đảm bảo thực hiện tốt chương trình.
            - Cần chú ý đến tính logic của việc truyền đạt và tiếp thu các mảng kiến thức, quy định các học phần tiên quyết của các học phần.
6.2. Đối với giảng viên
            - Khi giảng viên được phân công giảng dạy các  học phần cần phải nghiên cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện đồ dùng dạy học phù hợp.
            - Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho học viên trước một tuần để học viên chuẩn bị trước khi lên lớp.
6.3. Đối với học viên
            - Phải nghiên cứu chương trình học tập trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng.
            - Phải đảm bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên.
            - Học viên tự nghiên cứu thông qua giáo trình tài liệu tham khảo hoặc qua Internet;
            - Tự học là yêu cầu bắt buộc, mỗi môn học ngoài thời lượng chuẩn quy định, học viên phải dành thời lượng tương tự cho từng môn để tự học.
            - Tự giác trong việc tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các buổi Seminar.
            - Tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm luận án.
            - Thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá học phần.
6.4.Phương pháp giảng dạy:
            - Sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá trình đào tạo, khuyến khích và tạo cơ hội cho học viên tích cực chủ động sáng tạo từ đó nâng cao khả năng phân tích, phát triển và giải quyết các vấn đề.
            - Giảng dạy trên lớp:
   + Bài giảng trực tiếp của giảng viên
   + Bài tập thực hành - thảo luận
   + Có bài tập lớn hoặc tiểu luận.
            - Phương pháp thực hành, hội thảo
   + Học viên sẽ tham quan thực tế để trao đổi kinh nghiệm;
   + Học viên sẽ tham dự một số buổi hội thảo khoa học có chủ đề cụ thể tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Tổ chức thảo luận theo nhóm.
6.5.Kiểm tra, đánh giá học:
            - Điểm chấm theo thang điểm 10.
 - Tổ chức kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học. Tổ chức thi kết thúc học phần.
            - Chấm điểm kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc môn học do hai giảng viên chấm.
 
   HIÊU TRƯỞNG
TS. Dương Văn Hòa