Quay lại
Tiếp theo

Thứ ba, 18/05/2021 | 03:24 GMT+7


Quy chế chi tiêu nội bộ

 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ
(Ban hành theo Quyết định số:          /QĐ-ĐĐ ngày        /       /2020
của Hiệu Trưởng trường Đại học Đông Đô)

 

 

Chương I: Những quy định chung

Điều 1. Mục đích xây dựng quy chế

Quy chế chi tiêu nội bộ quy định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đảm bảo hoạt động thường xuyên trên cơ sở nguồn thu và khả năng tiết kiệm chi hàng năm của Trường. Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu không quy định tại Quy chế này được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước. 

Mục đích xây dựng quy chế:

- Đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Trường.

- Tăng cường công tác quản lý tài chính, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

- Tăng quyền chủ động và trách nhiệm của lãnh đạo Trường và các đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; Làm căn cứ để cán bộ, giảng viên, người lao động (sau đây viết tắt là CBCNV) lập kế hoạch hoạt động, dự toán, thanh quyết toán; để các cơ quan chức năng, các nhà đầu tư kiểm tra, kiểm soát các khoản chi tiêu của Trường.

- Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong, ngoài trường tích cực tham gia hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội và tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của toàn thể CBCNV trong Trường.

Điều 2. Nguyên tắc xây dựng quy chế

- Phù hợp với các chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước và khả năng nguồn tài chính của Trường.

 - Đảm bảo quản lý tài chính tập trung, tăng cường công tác quản lý tài chính theo đúng quy định của Nhà nước.

- Đảm bảo việc xây dựng quy chế được bàn bạc dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch và thống nhất đưa ra quy định cho tất cả các nội dung của quy chế.

Điều 3. Căn cứ xây dựng quy chế 

- Căn cứ vào các văn bản quy định của Nhà nước.

- Căn cứ vào hoạt động đặc thù của Trường.

- Cân đối thu chi trong hoạt động của Trường.

- Tạo sự công bằng và khuyến khích người lao động phát huy năng lực sáng tạo đóng góp cho Nhà trường.

Điều 4. Đối tượng và phạm vi áp dụng quy chế

- Quy chế này áp dụng đối với các phòng, ban, khoa, bộ môn, trung tâm, văn phòng trực thuộc (gọi chung là các đơn vị), CBCNV tại Trụ sở chính của Trường, địa chỉ: Tầng 5, 60B Nguyễn Huy Tưởng, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội và Học sinh, Sinh viên, Học viên, Nghiên cứu sinh có liên quan.

Điều 5. Quy định điều chỉnh quy chế

- Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu các tiêu chuẩn, định mức chi của Quy chế chưa phù hợp thì sẽ được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Căn cứ kết quả hoạt động tài chính, ý kiến thống nhất của Hội đồng trường và nghị quyết hội nghị cán bộ chủ chốt, Phòng Tài chính – Kế toán đề xuất với Hiệu trưởng để sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp.

- Điều chỉnh Quy chế phải đảm bảo kịp thời và đúng nguyên tắc xây dựng quy chế. Nội dung điều chỉnh quy chế phải phù hợp với quy định của Nhà nước và thực tế của Trường.

Chương II: Quản lý nguồn thu, chi tài chính

Điều 6. Nguồn tài chính :

6.1. Nguồn thu từ hoạt động đào tạo

1. Thu từ học phí các hệ đào tạo.

2. Lệ phí tuyển sinh, xét tuyển.

3. Thu tiền ôn thi, học lại, thi lại, bổ sung kiến thức, chuyển đổi, phúc tra, phúc khảo.

4. Thu tiền từ dịch vụ cấp các loại giấy tờ cho sinh viên.

6.2. Nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ bao gồm:

1. Thu từ nguồn thu cho thuê địa điểm.

2. Hoạt động trông giữ bãi xe và các phương tiện khác.

3. Các hoạt động dịch vụ tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng.

4. Thu từ khai thác tạo nguồn các dự án, đề tài.

5. Thu từ phần trích nộp của các Trung tâm trực thuộc Trường, cơ sở Phú Nghĩa.

6. Các hợp đồng liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ tư vấn, điều tra, khảo sát, xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, hội thảo....

6.3. Các nguồn thu khác

- Nguồn vốn vay của các ngân hàng và CBCNV trong trường, ngoài trường để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo và hoạt động của Trường.

- Nhận vốn liên doanh của các tổ chức cá nhân trong và ngoài Trường;

- Lãi tiền gửi ngân hàng, tiền cho các tổ chức tín dụng, cá nhân vay;

- Nguồn tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

- Các nguồn thu khác.         

Điều 7. Quản lý nguồn tài chính

1. Nguồn tài chính của Trường được quản lý tập trung, thống nhất tại Phòng Tài chính – Kế toán.

2. Nhà trường uỷ quyền cho các đơn vị chức năng (được sự thống nhất của Hội đồng trường) thu hộ một số hoạt động sau:

- Các đơn vị liên kết đào tạo: được uỷ quyền thu hộ phí bán hồ sơ tuyển sinh hệ vừa làm vừa học, lệ phí thi, tiền ôn thi, học phí các lớp. Khoản thu hộ này được đưa vào hợp đồng liên kết đào tạo, đơn vị liên kết đào tạo thu và chuyển khoản về Trường.

            3. Các khoản thu phí, lệ phí tại Khoản 2, Điều 6, chương II của Quy chế thực hiện theo đúng quy định quản lý phí, lệ phí hiện hành.

            4. Hoạt động cho thuê theo mức quyết định của Nhà trường, hàng tháng HCTH nộp về Phòng TCKT.

            5. Các hợp đồng dịch vụ thanh quyết toán theo quy định cụ thể của mỗi hợp đồng.

            6. Trường hợp đột xuất phát sinh các đơn vị trình, Phòng TCKT kiểm tra, xem xét, nếu thấy cần thiết đề xuất Hiệu trưởng quyết định.

            7. Các đơn vị, cá nhân phải thực hiện việc thu, chi và quản lý đúng quy định của nhà nước và các thủ tục quản lý tài chính của Trường.

           8. Phòng TCKT có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng kiểm soát tất cả các khoản thu, chi theo đúng quy định quản lý tài chính hiện hành.

9. Phòng TCKT có trách nhiệm báo cáo Hiệu trưởng chi tiết các khoản thu, chi của Nhà trường và thực hiện chế độ báo cáo khác theo đúng quy định

                        Chương III: Nội dung và quy định mức chi

Điều 8. Chi Tiền lương, Tiền công và Tiền thu nhập tăng thêm

1. Thanh toán Tiền lương (TLVP) – Áp dụng cho CBCNV khối quản lý, văn phòng: 

               TLVP = TLCB+ H1 + H2

Trong đó:

- TLCB : Mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

- H1 : phụ cấp chức vụ.

- H3 : phụ cấp ưu đãi khác

2. Thanh toán Tiền lương Giảng viên (TLGV) – Áp dụng cho Giảng viên:

               TLGV = T1 +T2 +T3

Trong đó: .

- T1: số lương theo hợp đồng ký kết.

- T2: hỗ trợ đứng lớp. 

- T3: Hỗ trợ trách nhiệm

               Đối với lao động hợp đồng vụ việc thanh toán theo mức lương trong hợp đồng đã ký kết.

3. Thời điểm, hình thức chi trả tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm

3.1. Thời điểm chi trả

 - Tiền lương, tiền công, cho CBCNV hàng tháng được trả từ ngày 01 đến ngày 10 tháng sau.

 3.2. Hình thức chi trả: trả vào tài khoản của từng cá nhân mở tại Ngân hàng hoặc Tiền mặt.

   4. Thủ tục thanh toán tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm 

- Hàng tháng, Phòng HCTH tổng hợp, rà soát, kiểm tra, ký Bảng chấm công và trình Hiệu trưởng.

- Sau khi Hiệu trưởng ký duyệt, Phòng HCTH chuyển Bảng chấm công về Phòng TCKT.

- Phòng TCKT căn cứ Bảng chấm công đã được phê duyệt tính tiền lương, tiền công cho CBCNV theo quy chế, chế độ đã được ban hành.

- Sau khi bảng lương được ký duyệt. Phòng TCKT làm thủ tục chuyển tiền lương,tiền công vào tài khoản cá nhân của CBCNV mở tại ngân hàng hoặc Tiền mặt.

5.Thanh toán nghỉ chế độ

   - Nghỉ phép: Cán bộ phải có đơn xin nghỉ phép, có sự đồng ý của Trưởng đơn vị và lãnh đạo trường, số ngày được nghỉ phép theo quy định của Luật Lao động;

   - Nghỉ ốm: Đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên đang đóng BHXH phải có đầy đủ giấy tờ của bệnh viện gửi kèm bảng chấm công để Phòng HCTH làm căn cứ thanh toán chế độ với cơ quan BHXH;

     - Chế độ nghỉ phép trong năm của cán bộ, giảng viên, nhân viên chưa nghỉ hết sẽ được nghỉ bù đến 31/3 của năm kế tiếp

         - Ngày nghỉ phép hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc, đủ 05 năm làm việc tại trường Đại học Đông Đô được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

6. Tính, trích nộp: BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí Công đoàn theo quy định của Luật Lao động và Luật Công đoàn.

Điều 9. Chi công tác tuyển sinh

1. Chi trách nhiệm Hội đồng tuyển sinh (bao gồm: tuyển sinh bậc đại học các hệ chính quy, vừa làm vừa học và bậc sau đại học)

-   Chủ tịch hội đồng:   2.000.000đ/hội đồng/năm.

-   Phó chủ tịch hội đồng:   1.500.000đ/hội đồng/năm.

- Trưởng ban thư ký:   1.500.000đ/hội đồng/năm.

- Uỷ viên hội đồng:   1.000.000đ/hội đồng/năm.

- Uỷ viên ban thư ký:   1.000.000đ/hội đồng/năm.

- Trưởng ban đề thi, coi thi, chấm thi: 1.000.000đ/hội đồng/năm.

- Trưởng Ban Thanh tra tuyển sinh: 1.500.000đ/hội đồng/năm.

- Uỷ viên Thanh tra tuyển sinh:     800.000đ/hội đồng/năm.

- Thành viên Ban đề thi:      500.000đ/hội đồng/năm.

Trường hợp một người tham gia nhiều Ban, Hội đồng tuyển sinh thì hưởng một mức cao nhất. Tiền trách nhiệm hội đồng tuyển sinh đã bao gồm tiền họp hội đồng và các ban. Số tiền này sẽ được thanh toán vào tháng 12 của năm đó. Trường hợp trong năm thay đổi người tham gia Hội đồng thì só tiền trên sẽ được phân bổ theo thời gian làm việc của người đó.

2. Chi đăng thông tin tuyển sinh, quảng cáo Thanh toán theo hợp đồng ký kết.

3. Chi xây dựng đề thi tuyển sinh:

- Sau đại học (Tối đa 05 đề/ bộ): 1.500.000đ/bộ đề.

- Vừa làm vừa học: 1.200.000đ/bộ đề.

- Tiền xây dựng đề thi được phân bổ như sau: cán bộ trực tiếp xây dựng đề thi: 70%; cán bộ phản biện đề thi: 30%.

- Cán bộ Ban đề thi trong thời gian làm nhiệm vụ được hỗ trợ 150.000đ/ngày/người.

4. Chi hướng dẫn ôn thi tuyển sinh

 - Sau đại học:     150.000đ/giờ.

 - Vừa làm vừa học:    100.000đ/giờ.

- Chi phục vụ, quản lý lớp ôn thi: 50.000đ/người/buổi (Gồm: Phòng Đào tạo & QLSV 01 người, Viện Sau đại học 01 người, Phòng HCTH 01 người, Phòng TCKT 01 người).

 5. Chi giảng bổ sung kiến thức, chuyển đổi trước khi thi tuyển sinh cao học :

-  Chi tiền giảng bài cho các giảng viên: Sẽ được thanh toán cao hơn tiền dạy của giảng viên thỉnh giảng 10%.

 - Chi phục vụ, quản lý lớp học bổ sung kiến thức, chuyển đổi: 10.000đ/giờ (kinh phí này sẽ được phân bổ cụ thể cho mỗi đơn vị, cá nhân dựa trên mức độ đóng góp).

6. Coi thi, phục vụ, bảo vệ, công an… phục vụ tuyển sinh bậc đại học hệ chính quy, vừa làm vừa học và cao học. Mức chi: 200.000đ/người/buổi.

7. Mua giấy thi, túi đựng bài thi, phù hiệu Thanh toán theo số lượng thực tế và giá bán theo đơn giá được phê duyệt.

 8. Chấm thi tuyển sinh:

-  Sau đại học:        20.000đ/bài.

-  Vừa làm vừa học:       15.000đ/bài.

-  Phục vụ chấm thi (đối với cán bộ hành chính):   50.000đ/buổi/người.

 9. Chi trả tiền lệ phí tuyển cho các địa phương mở các lớp hệ theo thỏa thuận thực tế, trên cơ sở nhiệm vụ cụ thể ghi trong hợp đồng được Hiệu trưởng phê duyêt.

10. Chi chấm phúc khảo thi tuyển sinh bậc cao học, bậc đại học hệ vừa làm vừa học Mức chi: 30.000 đồng/ bài.

11. Chi phục vụ chấm phúc khảo thi tuyển sinh bậc cao học (Gồm: Viện sau đại học 01 người, Phòng HCTH 01 người), bậc đại học (Gồm: Phòng ĐT&QLSV: 01 người, Phòng HCTH: 01 người).

Mức chi: 50.000 đồng/người/buổi.

12. Trình tự, thủ tục thanh toán

Đại diện Hội đồng tuyển sinh lập giấy đề nghị thanh toán và tuỳ theo từng hoạt động gửi kèm các chứng từ: Danh sách chi tiền; Bảng chấm công; hợp đồng; Thanh lý hợp đồng; Hoá đơn tài chính; Biên bản bàn giao đề thi (bản phô tô); Lịch phân công giảng dạy (bản phô tô); Quyết định thành lập Hội đồng tuyển sinh; các Ban của hội đồng; Danh sách cán bộ coi thi (bản phô tô); Biên bản giao nhận bài thi (bản phô tô); biên bản họp Hội đồng tuyển sinh và các Ban của hội đồng (bản phô tô) gửi Phòng TCKT để kiểm soát, làm thủ tục thanh toán trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 10. Chi sinh viên, học viên nhập học

1. Chi làm thẻ sinh viên, học viên Phòng ĐT&QLSV, Viện Sau đại học phối hợp với Phòng TCKT, đề xuất phương án trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 2. Chi biên soạn và in các tài liệu phục vụ nhập học Thanh toán theo khối lượng công việc cần thực hiện và hợp đồng thực tế với cơ quan cung cấp dịch vụ được Hiệu trưởng phê duyệt.

3. Trình tự và thủ tục thanh toán:

Phòng ĐT&QLSV, Viện sau đại học lập giấy đề nghị thanh toán và tuỳ theo từng hoạt động cụ thể gửi kèm các chứng từ sau: Hợp đồng; Thanh lý hợp đồng; Hoá đơn tài chính; Biên bản giao, Hoá đơn mua vật tư, hàng hoá; Hoá đơn bán lẻ; Bảng kê mua hàng, chuyển Phòng TCKT kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 11. Chi công tác ra đề thi, coi thi, chấm thi

1. Chi ra đề thi (bao gồm cả đáp án) Chi xây dựng ngân hàng câu hỏi mức chi: theo quy định xây dựng ngân hàng đề thi

            Đối với các môn học chưa xây dựng ngân hàng đề thi, công tác ra đề thi áp dụng theo mức sau

- Đề thi kết thúc học phần:      60.000đồng/1đề + đáp án

- Đề thi thực hành tin học, tiếng Anh:     60.000đồng/1đề + đáp án

- Bộ đề thi trắc nghiệm (3 đề/bộ):   300.000 đồng/1bộ.

- Bộ đề thi vấn đáp( 3 đề/bộ) :    300.000 đồng/1bộ.

- Đề chuyên đề, tiểu luận:      60.000đồng/1bộ.

- Đề thi tốt nghiệp:      120.000đồng/1đề.

- Đề thi kết thúc học phần cao học:     90.000đồng/1đề + đáp án

- Đề cương hướng dẫn thực tập tốt nghiệp: 110.000đồng/1bộ.

2. Chi coi thi

2.1. Thi kết thúc học phần 

- Thi vào ngày làm việc:      50.000đồng/môn

- Thi vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, buổi tối: 100.000đồng/môn

2.2. Chi coi thi tốt nghiệp:

 - Thi vào ngày làm việc:      100.000đồng/môn

 - Thi vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, buổi tối: 150.000đồng/môn

 2.3. Mua giấy thi, túi đựng bài thi, phù hiệu: Theo số lượng thực tế và đơn giá được phê duyệt hoặc in, mua của các đơn vị dịch vụ theo đúng quy định của nhà nước về thủ tục mua sắm.

2.4. Mua hoặc in phôi bằng tốt nghiệp: Theo giá bán của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc theo hợp đồng thuê khoán.

 3. Chi chấm thi

- Môn thi trắc nghiệm:       2.000đồng/bài.

- Thi viết (đề tự luận), thực hành:       4.000đồng/bài.

- Thi vấn đáp:          4.000 đồng/sinh viên.

- Chuyên đề chuyên sâu, tiểu luận, tốt nghiệp: 5.000đồng/bài.

- Chấm thi các môn sau đại học:      6.000đồng/bài.

- Báo cáo thực tập tốt nghiệp các hệ:    50.000đồng/báo cáo. 

- Hướng dẫn luận văn cao học:        1.500.000đồng/luận văn.

- Thông qua đề cương luận văn cao học:       350.000 đồng/đề cương

 4. Hội đồng bảo vệ khoá luận, luận văn tốt nghiệp:  

    + Hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp đại học:        500.000đ/khoá luận.   

    + Bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đại học:

          - Trưởng tiểu ban: 250.000đ/ buổi/người

          - Thư ký tiểu ban:: 200.000 đ/buổi/người

          - Ủy viên tiểu ban: 150.000 đ/buổi/người

          - Kinh phí phục vụ (bao gồm hoa, nước uống, khẩu hiểu ...): 5.000đ/1sv

    + Kinh phí xét tốt nghiệp:

            - Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng: 300.000 đồng/người/đợt

            - Thư ký, ủy viên hội đồng xét: 200.000 đồng/người/đợt  

             - Kiểm tra điều kiện tốt nghiệp: 10.000đ/sv (bao gồm Phòng ĐT&QLSV hoặc Viện SĐH và Phòng TCKT)

    + Bảo vệ luận văn cao học:                       2.100.000đ/luận văn. 

         - Chủ tịch hội đồng: 500.000 đ/ luận văn;

         - Phản biện 1: 500.000 đ/ luận văn;

         - Phản biện 2: 500.000 đ/luận văn;

         - Ủy viên: 300.000 đ/luận văn;

         - Thư ký: 300.000 đ/ luận văn

- Chấm thi phúc khảo thi hết môn, tốt nghiệp: Thanh toán theo mức chấm bài thi đi

- Thanh tra chấm thi, phúc khảo:    50.000đ/buổi/người.

            Trình tự và thủ tục thanh toán: Cuối học kỳ, Phòng ĐT&QLSV, Viện Sau đại học, Phòng Khảo thí-Thanh tra và đảm bảo chất lượng (P.KT-TT&ĐBCL), lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo danh sách chi tiền (cán bộ coi thi, hội đồng coi thi, chấm thi, thanh tra, hội đồng bảo vệ); hoá đơn tài chính hoặc phiếu thu (nếu có); bản phô tô các quyết định thành lập hội đồng bảo vệ; danh sách sinh viên, học viên bảo vệ; báo cáo kết quả của từng hội đồng bảo vệ chuyển P.TCKT để kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 12. Chi cho công tác biên soạn giáo trình, bài giảng

1. Chi lập đề án và xây dựng các chương trình đào tạo để mở ngành mới mức chi theo đề án được phê duyệt.

2. Chi biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo

- Trình độ cao học:    1.000.000 đ/tín chỉ

- Trình độ đại học:     800.000 đ/tín chỉ

3. Chi biên soạn bài giảng, sách hướng dẫn, bộ bài tập

 - Trình độ cao học:    700.000đ/tín chỉ

 - Trình độ đại học:      500.000 đ/tín chỉ

 4. Chi chỉnh sửa, nâng cấp giáo trình, bài giảng, sách tham khảo, chuyên khảo, bộ bài tập (đã in thành sách) Mức chi bằng 30% mức chi biên soạn mới.

5. Chi biên soạn đề cương chi tiết, bài giảng điện tử

- Chi xây dựng đề cương theo tín chỉ: 200.000đ/tín chỉ. (sản phẩm này sử dụng chung cho tất cả giảng viên giảng dạy môn đó).

- Chỉnh sửa chi tối đa bằng 30% mức chi biên soạn mới.

6. Chi mua bổ sung tài liệu tham khảo, in mới và tái bản giáo trình: trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và  được Hiệu trưởng  phê duyệt.

7. Chi tác quyền cho tác giả Mức chi theo quy định của nhà nước.

 8. Trình tự và thủ tục thanh toán Chủ biên được giao biên soạn giáo trình, bài giảng, lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo bản phô tô các tài liệu sau: quyết định giao, quyết định nghiệm thu của Hiệu trưởng; biên bản nghiệm thu (nếu có); sản phẩm hoặc các trang đầu, cuối, mục lục của sách, tài liệu. P.ĐT&QLSV và P.KTTT&ĐBCL xác nhận, sau đó chuyển P.TCKT để kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 13. Chi công tác nghiên cứu khoa học

1. Chi đề tài nghiên cứu khoa học:

- Đề tài cấp Trường:    5.000.000đ/đề tài.

- Đề tài khoa học cấp Bộ: chi theo quy định được Bộ phê duyệt.

2. Chi họp các hội đồng khoa học cấp Trường:

+ Chủ tịch:     200.000đ/buổi.

+ Thư ký:     150.000đ/buổi.

+ Phản biện:     300.000đ/buổi.

+ Thành viên trong trường: 100.000đ/buổi.

+ Thành viên mời ngoài trường: 300.000đ/buổi.

+ Chi phục vụ:    50.000đ/buổi.

Trường hợp đặc biệt, Hiệu trưởng quyết định mức chi cụ thể cho các thành viên của hội đồng trên cơ sở đề nghị của các đơn vị chức năng.

 3. Chi Ấn phẩm trang thông tin điện tử

- In ấn phẩm Trường Đại học Đông Đô: theo hợp đồng với nhà in.

4. Trình tự và thủ tục thanh toán Chủ nhiệm đề tài, thư ký các hội đồng, lãnh đạo các đơn vị có liên quan lập giấy đề nghị thanh toán và tuỳ từng hoạt động cụ thể gửi kèm các tài liệu: Danh sách người nhận tiền; Hợp đồng in, Thanh lý hợp đồng in, Hoá đơn tài chính (in ấn phẩm), các bản phô tô; Quyết định thành lập hội đồng, Quyết định giao, Quyết định nghiệm thu, Biên bản họp hội hội đồng khoa học; sản phẩm hoặc trang đầu, trang cuối, mục lục của đề tài, ấn phẩm, trang tin điện tử gửi Phòng ĐT&QLSV, Viện sau đại học, Tạp chí KH&CN Đông Đô để kiểm tra, xác nhận và chuyển Phòng TCKT làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 14. Chi mua sắm vật tư, dụng cụ, thiết bị học tập, giảng dạy

1. Chi mua sắm vật tư, dụng cụ phục vụ giảng dạy:

 - Mua sắm vật tư, dụng cụ phục vụ giảng dạy của khoa Sức khỏe: Chi theo định mức vật tư đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Mua trang, thiết bị phục giảng dạy: Chi theo kế hoạch hàng năm của Trường trên cơ sở đề xuất của các đơn vị đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Mua các loại vật tư, thiết bị khác: theo nhu cầu của các đơn vị và được Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Chi bảo hộ lao động

- Đối tượng được trang bị bảo hộ lao động gồm nhân viên, giáo viên của các đơn vị: Bảo vệ, Y tế, khoa Sức khỏe

- Định mức trang bị: theo quy định của Nhà nước.

- Mức thanh toán: theo hợp đồng mua sắm đúng quy định của nhà nước giữa Trường và đơn vị cung cấp được Hiệu trưởng phê duyệt.

3. Trình tự và thủ tục thanh toán:

-  Hàng năm, các đơn vị liên quan lập kế hoạch mua sắm trình Hiệu trưởng phê duyệt.

-  Quy trình mua sắm theo đúng quy định của Nhà nước.

- Thủ tục thanh toán: Các đơn vị chức năng lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo các chứng từ: kế hoạch giảng dạy, học tập (bản photocopy); dự toán kinh phí đã được Hiệu trưởng phê duyệt; Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu; Thanh lý hợp đồng; Quyết định chỉ định đơn vị cung cấp vật tư, hàng hoá, thiết bị; Phiếu nhập kho, hoá đơn tài chính chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt để thanh toán. 

4. Chi mua sắm vật tư, dụng cụ, thiết bị học tập, giảng dạy

4.1. Chi mua sắm vật tư phục vụ giảng dạy:

- Mua sắm vật tư phục vụ giảng dạy: Chi theo đề xuất vật tư thiếu được Quản lý thiết bị xác nhận và đã được Hiệu trưởng phê duyệt;

- Mua dụng cụ giảng dạy thực hành Y học: Chi theo kế hoạch, tiến độ học tập, thực hành và dự toán do P.ĐT&QLSV biên lập cho môn Thực hành được Hiệu trưởng phê duyệt;

- Mua trang, thiết bị phục vụ giảng dạy: Chi theo kế hoạch hàng năm của Nhà trường trên cơ sở đề xuất của các đơn vị đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

4.2. Chi tiền đồng phục cho cán bộ:

- Đối tượng được chi gồm cán bộ, giảng viên, nhân viên của các đơn vị; nhà trường chi tiền cho các bộ, giảng viên, nhân viên cơ hữu, các đơn vị hạch toán độc lập có trách nhiệm chi tiền cho cán bộ, giảng viên, nhân viên trong đơn vị;

- Mức chi theo tình hình hoạt động của từng năm, sẽ có mức chi cụ thể được Hiệu trưởng phê duyệt.

4.3. Trình tự và thủ tục thanh toán:

- Thủ tục mua sắm theo đúng quy định của Nhà nước;

- Các đơn vị chức năng lập danh sách cán bộ gửi lên P.HCTH để thống kê số lượng; P.HCTH thống kê số lượng thực tế, lập giấy để nghị kèm danh sách và kèm theo tối thiểu 03 báo giá của 03 nhà cung cấp (đơn vị dự trù mua sẽ tìm báo giá kèm theo) trình Hiệu trưởng phê duyệt. Thủ tục thanh toán bao gồm: Hợp đồng, Biên bản nghiệm thu, Thanh lý hợp đồng, Phiếu nhập kho, Hoá đơn tài chính chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt để thanh toán.

Điều 15. Chi cho công tác giảng dạy, phục vụ giảng dạy

1. Xác định giờ chuẩn: Xác định giờ giảng chuẩn của giảng viên thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và quy định cụ thể của Trường về chế độ làm việc, công tác của giảng viên. Các công việc được quy ra giờ giảng chuẩn theo bảng quy đổi giờ giảng.

2. Chi giảng vượt giờ cho giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức vụ)

- Theo quy định giờ giảng

Đơn giá giảng vượt giờ trên chỉ là dự kiến. Cuối năm, sau khi xác định chính thức số giờ giảng vượt trong năm và cân đối nguồn kinh phí, Phòng Kế toán - Tài chính kết hợp với các đơn vị chức năng đề xuất phương án điều chỉnh tăng, giảm mức chi giờ giảng vượt cho phù hợp. 

- Giảng viên, chuyên gia mời ngoài: thanh toán theo hợp đồng ký kết.

- Giờ giảng vượt được thanh toán đúng số giờ vượt. Số giờ giảng vượt được xác định trên cơ sở số giờ thực giảng của từng giảng viên và cân đối với số giờ giảng của tất cả các giảng viên (kể cả giảng viên kiêm chức) của bộ môn. Cuối kỳ tổng kết giờ giảng, các giảng viên không đủ số giờ giảng chuẩn sẽ bị trừ lương của giảng viên đó.

3. Chi giờ giảng các lớp sau đại học

- Giảng viên trong Trường: theo quy định giờ giảng, thanh toán trực tiếp khi kết thúc môn và không tính vào giờ giảng chuẩn của giảng viên. Nếu giảng viên chưa đủ giờ theo định mức thì được tính vào gìơ định mức của giảng viên.

- Giảng viên ngoài Trường: căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Viện Sau đại học và P.TCKT chủ động đề xuất mức chi để Hiệu trưởng ký Hợp đồng giảng dạy.

4. Chi giờ giảng các lớp học lại

- Theo đơn giá giảng viên thỉnh giảng.            

5. Chi giờ giảng môn Giáo dục quốc phòng và An ninh: Thanh toán theo Hợp đồng giữa Trường với các Trung tâm Giáo dục quốc phòng.

6. Trình tự và thủ tục thanh toán

         - Giáo vụ các khoa, bộ môn viết giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán có xác nhận của Trưởng đơn vị, các phòng chức năng (P.ĐT&QLSV, Viện sau đại học), kèm theo lịch giảng, Giấy thanh toán tiền giảng có chữ ký của Giảng viên được mời giảng, sau đó chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Đối với giờ giảng thanh toán trực tiếp và chi cho phục vụ: giảng viên, cán bộ viết giấy đề nghị tạm ứng có xác nhận của trưởng đơn vị, các phòng chức năng (P.ĐT&QLSV, Viện sau đại học), kèm theo lịch giảng trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Đối với giờ giảng Giáo dục quốc phòng và an ninh: P.ĐT&QLSV chủ trì phối hợp với Bộ môn Giáo dục Thể chất Quốc phòng lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo các chứng từ: Kế hoạch giảng dạy, Hợp đồng, Thanh lý hợp đồng, Danh sách cấp chứng chỉ, Kết quả kiểm tra trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Đối với phụ cấp giờ giảng ngoài trời và chế độ trang phục: Bộ môn Giáo dục thể chất, quốc phòng lập giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của Trưởng bộ môn kèm theo: danh sách nhận tiền, thống kê giờ giảng trong năm học của từng Giảng viên, P.ĐT&QLSV kiểm tra, xác nhận trình Hiệu trưởng phê duyệt, sau đó chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 16: Chi hoạt động ngoại khoá

1. Chi cho các hoạt động ngoại khoá:

- Giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao theo kế hoạch của cấp trên và với các đơn vị ngoài trường: chi theo dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Tọa đàm, trao đổi chuyên môn giữa các đơn vị giảng dạy và cơ quan, đơn vị bên ngoài trên nguyên tắc các bên cùng có lợi và cùng đầu tư kinh phí. Thanh toán mức hỗ trợ trên cơ sở tờ trình và dự toán kinh phí của các đơn vị đã được Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Trình tự và thủ tục thanh toán:

- Đại diện các đơn vị thực hiện nhiệm vụ, lập giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của Trưởng đơn vị, kèm theo các chứng từ: kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí, Hợp đồng, Nghiệm thu thanh lý hợp đồng, Danh sách chi tiền, các công văn, Quyết định của Hiệu trưởng và các đơn vị chức năng liên quan, Hoá đơn tài chính, Hoá đơn bán lẻ, Bảng kê mua hàng, giấy biên nhận tiền… chuyển P.TCKT để kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán.

Điều 17. Chi học bổng khuyến khích học tập và trợ cấp xã hội đối với sinh viên

- Học bổng, trợ cấp xã hội, hỗ trợ chi phí học tập của sinh viên thực hiện theo chế độ của Nhà nước, thanh toán theo học kỳ.

            - Trợ cấp đột xuất cho sinh viên: căn cứ vào từng trường hợp phát sinh cụ thể và nguồn quỹ học bổng còn dư, P.ĐT&QLSV phối hợp với P.TCKT đề xuất mức chi để Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 18. Chi hỗ trợ cán bộ, giáo viên học tập nâng cao trình độ và thưởng cho các giảng viên được phong Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, Giáo sư, Phó Giáo sư. 

            Mỗi nghiên cứu sinh chỉ được hỗ trợ duy nhất 1 lần cho 1 bậc học. 

            Hỗ trợ tiền tài liệu cho Nghiên cứu sinh: 1.000.000đ/khoá học/người.

   Hỗ trợ bảo vệ luận án Tiến sỹ:    1.000.000đ/người.

            Hỗ trợ học phí cho nghiên cứu sinh ở nước ngoài:

     + Nhà trường không hỗ trợ học phí cho những nghiên cứu sinh nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ hoặc tổ chức, cơ quan trong nước và nước ngoài.

     + Những nghiên cứu sinh được nhận học bổng 1 phần của Chính phủ hoặc tổ chức, cơ quan trong nước và nước ngoài, Nhà trường xem xét quyết định mức hỗ trợ cho từng trường hợp cụ thể.

- Đối với các trường hợp đi học tập các chương trình khác, mức hỗ trợ kinh phí cho CBCNV do Hiệu trưởng quyết định.

 - Giảng viên được Nhà nước phong hàm Giáo sư, Phó giáo sư được thưởng mức 1.000.000 đồng. Thủ tục thanh toán: cá nhân lập giấy đề nghị thanh toán (có xác nhận của Phòng HCTH) và tuỳ từng trường hợp cụ thể gửi kèm các bản phô tô các chứng từ: Quyết định cử đi học, Giấy báo nhập học, Giấy xác nhận của cơ sở đào tạo nơi CBCNV đến học, Biên lai thu học phí hoặc Phiếu thu (nếu có), Giấy chứng nhận bảo vệ thành công luận án, Bằng công nhận học vị Tiến sĩ; Quyết định phong học hàm Giáo sư, Phó giáo sư, danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân gửi P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 19. Chi hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể:

1. Chi phụ cấp hàng tháng cho cán bộ tham gia công tác đoàn thể:

- Bí thư Đảng ủy:     1.000.000 đ/ tháng.

- Phó Bí thư Đảng uỷ: 700.000 đ/tháng

- Trực văn phòng Đảng ủy: 500.000 đ/ tháng.

- Chủ tịch Công đoàn Trường: 500.000 đ/ tháng

- CBCNV ở nhiều cương vị (trong các tổ chức khác nhau) có mức phụ cấp khác nhau thì tổng mức phụ cấp được hưởng không vượt quá 1.500.000đ/ tháng

- CBCNV đang được hưởng phụ cấp trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể được tính vào lương hàng tháng

 2. Chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên cho các đoàn thể (mức hỗ trợ này chưa bao gồm kinh phí tổ chức đại hội, các công việc đột xuất. Mức chi cho các hoạt động này do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chức năng)

 - Hỗ trợ tập luyện văn nghệ: đối với cán bộ, giáo viên mức tối đa là: 50.000đ/người/buổi; đối với sinh viên mức tối đa là 30.000đ/người/buổi.

Thời gian tập luyện tối đa 05 buổi (trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định).

- Biểu diễn văn nghệ: đối với cán bộ, giáo viên mức tối đa là 100.000đ/người/buổi; đối với sinh viên mức tối đa là 50.000đ/người/buổi.

- Thành viên Ban tổ chức, chỉ đạo, giám khảo, dẫn chương trình: 200.000đ/người/chươngtrình.

- Phục vụ tập luyện và biểu diễn: 50.000đ/người/buổi.

- Thuê trang phục (tổng duyệt và biểu diễn): tối đa 100.000đ/người/buổi.

- Giải thưởng (gồm cả tập thể và cá nhân): mức chi tối đa 3.000.000đ/chương trình. - Trường hợp thuê sân khấu ngoài trời: Thanh toán theo hợp đồng ký kết giữa Trường với bên cung cấp dịch vụ.

3. Trình tự và thủ tục thanh toán

 - Các đơn vị lập kế hoạch, dự toán năm trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Thanh toán hỗ trợ các hoạt động: Các tổ chức đoàn thể, căn cứ quyết định phê duyệt của Hiệu trưởng lên kế hoạch thực hiện. Khi thanh toán , các đơn vị lập tờ trình, giấy đề nghị thanh toán chuyển Phòng Tài chính - Kế toán kiểm tra, kiểm soát, trình Hiệu trưởng phê duyệt. 

Điều 20. Chi khen thưởng

1. Chi thưởng thường xuyên Mức chi các hình thức khen thưởng hàng năm đối với cá nhân, tập thể thực hiện theo quy định hiên hành của Nhà nước. Các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.

 2. Chi thưởng đột xuất cho những cá nhân và các đơn vị đã đạt được thành tích xuất sắc trong năm do Hội đồng thi đua khen thưởng trường đề xuất mức chi và hình thức thưởng do Hiệu trưởng phê duyệt.

3. Chi thưởng khác:

 - Thưởng cho các tập thể, cá nhân đóng góp có hiệu quả vào việc tiết kiệm chi và tăng nguồn thu cho Trường: mức chi theo hiệu quả và do Hội đồng thi đua khen thưởng đánh giá trình Hiệu trưởng phê duyệt.

 - Thưởng khai thác tạo nguồn thu, nguồn tuyển sinh hệ vừa làm vừa học ở Trường: theo hợp đồng.

 - Thưởng cho các cá nhân, đơn vị ngoài trường có quan hệ công tác và hỗ trợ Trường hoàn thành nhiệm vụ tốt nhiệm vụ chính trị: mức thưởng do Hiệu trưởng quyết định trên cơ sở mức độ đóng góp và đề nghị của các đơn vị chức năng có liên quan.

- Các nội dung và đối tượng thưởng khác do Hiệu trưởng quyết định.

4. Trình tự và thủ tục thanh toán các đơn vị lập Giấy đề nghị thanh toán kèm theo danh sách chi tiền, Quyết định biên chế lớp, Quyết định khen thưởng, Báo cáo thành tích, hiệu quả, Kết quả hoạt động chuyển P.TCKT để kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

Điều 21. Chi chế độ công tác phí:

               Công tác phí là một khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

1. Chi thanh toán tiền tàu xe đi và về từ Trường đến nơi công tác:

1.1. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện giao thông đường thuỷ, bộ, sắt:

- CBCNV đi công tác ngoài thành phố Hà Nội sử dụng phương tiện công cộng, nếu có đủ vé được thanh toán theo giá cước thông thường (giá không bao gồm các dịch vụ khác như tham quan, du lịch, tiền ăn, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp đi tàu được thanh toán theo giá vé giường nằm (trừ tàu đặc biệt và du lịch). Tiền tàu, xe được thanh toán gồm: vé tàu, vé xe, vé cầu phà, tiền cước chuyên trở tài liệu. CBCNV đi công tác bằng tàu, xe ngoài tiêu chuẩn quy định trên, nếu có đủ vé và chứng từ hợp lệ thì cũng chỉ được thanh toán theo phương tiện tàu, xe công cộng thông thường.

- CBCNV đi công tác bằng xe ô tô cơ quan thì không được thanh toán tiền tàu xe.

 1.2. Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay:

- Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, CBCNV phụ trách phòng/ ban trở lên được đi công tác bằng phương tiện máy bay bao gồm tiền vé máy bay, cước vận chuyển tài liệu phục vụ công tác, cước phương tiện vận tải hành khách từ cơ quan ra sân bay và ngược lại.

- CBCNV khác đi công tác bằng phương tiện máy bay phải được Hiệu trưởng đồng ý bằng văn bản thì mới được thanh toán, nếu không thì thanh toán theo phương tiện tàu, xe công cộng thông thường (khi có vé máy bay).

1.3. Trường hợp tự túc phương tiện đi công tác: CBCNV khi đi công tác tự túc phương tiện đi lại thì được thanh toán tiền tàu, xe theo giá cước vận tải hành khách công cộng thông thường. Nếu đi công tác tại những địa điểm không có phương tiện vận tải công cộng thông thường và ngoài địa điểm áp dụng mức khoán tại Điểm 1.5 Điều này thì thanh toán tiền tàu xe theo số km thực đi và đơn giá quy định chung là 4.000đ/km. Đối với đoạn đường thuộc vùng núi cao, biên giới, hải đảo… thanh toán gấp đôi đơn giá quy định trên.

1.4. Đối với các đơn vị cần phải đi công tác nội thành thì thanh toán theo quy định của nhà nước trên cơ sở kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt với mức 50.000đ/lần, mức tối đa không quá 500.000đ/tháng/người. 

1.5. Áp dụng mức khoán tiền tàu xe cán bộ, giáo viên đi công tác theo chuyến (cả đi và về) đến các địa phương như sau:

  - Mức: 200.000đ đối với tỉnh Hà Nam, Bắc Ninh.

  - Mức: 250.000đ đối với tỉnh Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Hoà Bình.

  - Mức: 300.000đ đối với tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên.

  - Mức: 350.000đ đối với TP/tỉnh Hải Phòng, Thái Bình.

  - Mức: 400.000đ đối với tỉnh Lạng Sơn, Thanh Hoá, Bắc Cạn

  - Mức: 450.000đ đối với tỉnh Quảng Ninh, Yên Bái, Tuyên Quang.

 - Mức: 600.000đ đối với tỉnh Nghệ An.

  - Mức: 1.000.000đ đối với tỉnh Quảng Bình, Lào Cai, Sơn La

 - Mức: 1.250.000đ đối với tỉnh Quảng Trị

   Mức khoán trên thay đổi khi Nhà nước điều chỉnh cước vận chuyển hành khách. Khi phát sinh các địa điểm mới, các phòng, ban chức năng nghiên cứu, trình Hiệu trưởng quyết định bổ sung.

1.6. Đối với giảng viên khoa đưa Sinh viên đi thực hành trên địa bàn Hà Nội thì được chi bằng mức khoán công tác phí nội thành, không quá 08 ngày/tháng/người trên cơ sở kế hoạch được Hiệu trưởng phê duyệt.

2. Chi phụ cấp công tác về nguyên tắc phụ cấp công tác được tính từ ngày CBCNV bắt đầu đi công tác ngoài thành phố Hà Nội đến khi về Trường (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú, ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định). Phụ cấp công tác phí bao gồm tiền ăn và tiền tiêu vặt, quy định cụ thể như sau:

- Mức 200.000 đ/ngày/người đối với trường hợp đi qua đêm.

- Mức 100.000 đ/ngày/người đối với trường hợp đi về trong ngày.

- Những trường hợp không được thanh toán phụ cấp công tác phí gồm:

+ CBCNV điều trị tại bệnh viện, bệnh xá, nhà nghỉ điều dưỡng, nghỉ dưỡng sức.

+ Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác.

+ Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn, những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác.

3. Chi tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác:

- CBCNV được cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi công tác theo phương thức khoán với các mức sau:

 + Tại Quận, Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh:                            450.000đ/ngày/người.

+ Tại Huyện, Thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, tại Thị xã, Thành phố còn lại thuộc tỉnh:                350.000đ/ngày/người  

+ Tại các vùng còn lại:           300.000đ/ ngày/người.

+ Trường hợp người đi công tác một mình hoặc đoàn đi công tác có lẻ người, khác giới thì mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tối đa không quá 800.000đ/ngày/phòng đối với quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh; 600.000đ/ngày/phòng đối với huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh; 500.000đ/ngày/phòng đối với các vùng còn lại.

- CBCNV đi giảng dạy, công tác tổ chức lớp vừa làm vừa học và liên kết đào tạo ở các tỉnh, thành phố, nếu cơ quan nơi đến công tác đã bố trí phòng nghỉ hoặc thanh toán tiền thuê phòng nghỉ thì không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ.

- Trường hợp người đi công tác do phải hoàn thành công việc đến cuối ngày hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại (vé máy bay, tàu hỏa, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày thì được thanh toán tiền nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm bằng 50% mức thanh toán khoán tiền thuê phòng nghỉ tương ứng của từng đối tượng; không thanh toán tiền khoán thuê phòng nghỉ trong thời gian đi qua đêm trên tàu hỏa, thuyền, tàu thủy, máy bay, ô tô và các phương tiện đi lại khác.

- Các trường hợp khác do Hiệu trưởng quyết định. 

 4. Trình tự và thủ tục thanh toán: Cán bộ được cử đi công tác, khi thanh toán cần có đủ các chứng từ sau:

- Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của các đơn vị liên quan (P.ĐT&QLSV, Viện Sau đại học).

- Giấy đi đường.

- Quyết định cử CBCNV đi công tác của Hiệu trưởng hoặc văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt; công văn, giấy mời, văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.

 - Lịch giảng dạy hoặc giấy phân công giảng viên giảng dạy.

 - Các loại vé tàu, xe hợp lệ (nếu không thanh toán theo mức khoán). Đối với trường hợp thanh toán công tác phí bằng phương tiện máy bay ngoài cuống vé (vé điện tử) phải kèm thẻ lên máy bay.

- Hoá đơn thuê phòng ngủ (nếu không thanh toán theo mức khoán).

- Biên nhận (hoặc hợp đồng) vận chuyển, bốc dỡ, khuân, vác tài liệu (nếu có).

- Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác kê khai khoảng cách từ trụ sở Trường đến nơi công tác.

 - Các trường hợp được thanh toán khoán công tác phí tháng (đối tượng đi công tác nhiều lần trong phạm vi nội thành Hà Nội): cá nhân lập kê khai, Trưởng các đơn vị ký xác nhận gửi P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

- Trường hợp hỗ trợ CBCNV đi giảng dạy: các Giảng viên căn cứ vào số giờ giảng thực tế, ngày thứ bảy, chủ nhật, buổi tối tại Trường và các cơ sở liên kết, lập giấy đề nghị thanh toán kèm lịch phân công giảng dạy, Trưởng các đơn vị giảng dạy ký xác nhận, P.ĐT&QLSV, Viện Sau đại học, kiểm tra, đối chiếu sau đó ký xác nhận và chuyển P.TCKT để kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.  

 - Cá nhân đi công tác sử dụng phương tiện không đúng tiêu chuẩn phải được Hiệu trưởng phê duyệt mới được thực hiện và thanh toán. Khi có đủ các chứng từ trên, cá nhân trình Trưởng đơn vị ký xác nhận sau đó chuyển P.TCKT để kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán trình Hiệu trưởng phê duyệt. 

Điều 22. Trang bị điện thoại và cước phí sử dụng điện thoại

1. Chi hỗ trợ cước phí điện thoại hàng tháng

- Trưởng, phó các đơn vị, khoa, phòng ban trực thuộc Trường hưởng mức: 100.000đ/tháng (cán bộ kiêm nhiệm nhiều vị trí chỉ được hưởng một mức).

- Các trường hợp khác do Hiệu trưởng quyết định.

- Mức 100.000đ/tháng đối với Các trợ lý giáo vụ khoa, thường trực Văn phòng Đảng ủy, Phụ trách Đoàn thanh niên, phụ trách y tế, bảo vệ, lái xe.

- Trung tâm Tuyển sinh, Điện thoại bàn văn phòng hiệu bộ thanh toán cước phí theo hoá đơn của cơ quan cung cấp dịch vụ.

- Cước phí truy cập Internet, thuê miền trang Web thanh toán theo hoá đơn của cơ quan cung cấp dịch vụ.

2. Trình tự và thủ tục thanh toán Hỗ trợ cước điện thoại cho các cá nhân được chi trả cùng với tiền lương. Hàng tháng P.TCKT thanh toán cước phí điện thoại, cước phí truy cập Internet, thuê tên miền trang Web theo hoá đơn thực tế của cơ quan cung cấp dịch vụ. P.HCTH thông báo cước phí sử dụng điện thoại cho từng đơn vị. Đơn vị nào sử dụng vượt định mức phải giải trình cụ thể để Hiệu trưởng xem xét quyết định. Nếu không được chấp thuận sẽ trừ vào lương của trưởng đơn vị.

Điều 23. Chi hội nghị, chi khác

     - Chi hội nghị sơ kết, tổng kết, mít tinh kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập của các tổ chức chính trị, xã hội, lễ khai giảng, bế giảng.

     Những khoản trên chi theo quyết định của Hiệu trưởng

     - Chi khánh tiết (tài liệu, trang trí, khẩu hiệu, nước, hoa quả…) theo thực tế;

     - Mức chi đối với những hội nghị khác do Hiệu trưởng xem xét quyết định;

     - Chi tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn do Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chức năng;

     - Chi tiếp khách tối đa không quá 300.000đ/người. Trường hợp đặc biệt Hiệu trưởng quyết định.

Trình tự và thủ tục thanh toán: Đại diện đơn vị trực tiếp thực hiện lập đề xuất chi tiết, đơn giá cụ thể chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát sau đó trình Hiệu trưởng phê duyệt. Thủ tục thanh toán phải có bảng kê chi tiết, bảng kê mua hàng, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hoá đơn tài chính, phiếu thu tiền, giấy biên nhận tiền, gửi P.TCKT kiểm tra, đối chiếu trình Hiệu trưởng.

Điều 24. Chi phí dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, sửa chữa thường xuyên

     1. Chi phí điện, nước, vệ sinh môi trường Thanh toán theo hóa đơn thực tế của cơ quan cung cấp dịch vụ.

     2. Chi mua vật tư, văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ hàng hoá, vật tư, sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn… Thanh toán trên cơ sở dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt.

     3. Chi sửa chữa thường xuyên Thanh toán theo dự toán, quyết toán được Hiệu trưởng phê duyệt.

     4. Trình tự và thủ thục thanh toán

            Cán bộ thuộc các đơn vị liên quan lập giấy đề nghị thanh toán, Trưởng đơn vị ký xác nhận kèm theo các chứng từ sau: Giấy đề nghị đã được phê duyệt các báo giá vật tư, hàng hoá; hồ sơ dự toán, quyết toán; hợp đồng, thanh lý hợp đồng; quyết định chỉ định thầu, quyết định chỉ định đơn vị cung cấp vật tư, hàng hoá, tài sản, công cụ, dụng cụ; hoá đơn tài chính, biên bản bàn giao… trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó chuyển P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán. 

Điều 25. Quản lý, sử dụng xe ô tô

1. Không sử dụng xe ô tô của Trường vào mục đích cá nhân. Trường hợp đặc biệt CBCNV có nhu cầu sử dụng xe ô tô của Trường phải có đơn đề nghị và được Hiệu trưởng phê duyệt. Cá nhân phải tự lo xăng dầu, chi phí cầu đường, phà… phục vụ chuyến đi và các chi phí bất khả kháng xảy ra (nếu có) trong quá trình sử dụng xe.

2. Khoán tiêu hao nhiên liệu, định mức tối đa như sau:

 - Mức 15 lít xăng/100Km đối với xe Lexus, đối với các trường hợp xe ô tô đi trong nội thành Hà Nội được tính thêm theo hệ số 1,3 định mức tiêu hao trên.

3. Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng ô tô:

- Khoán chi rửa xe, hút bụi: 200.000đ/xe/tháng.

- Các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thanh toán theo dự toán được duyệt;

- Chi phí mua lệ phí, bảo hiểm, thay dầu nhớt thanh toán theo thực tế phát sinh. Để thuận lợi cho việc sửa chữa, Trường ký hợp đồng nguyên tắc cả năm với 01 Gara ô tô có uy tín. Hàng tháng, khi có phát sinh nhu cầu sửa chữa, P.HCTH trình Hiệu trưởng phê duyệt và đưa xe vào xưởng để sửa chữa. Trường sẽ thanh toán tiền cho Gara theo hợp đồng nguyên tắc đã ký.

4. Trình tự và thủ tục thanh toán

            Khi thanh toán, cá nhân thanh toán lập Giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của Trưởng đơn vị kèm theo các chứng từ sau: Lệnh điều xe, nhật trình xe, kê khai số km thực tế (có phân chia đi nội thành Hà Nội) có chữ ký của người sử dụng xe và xác nhận của P.HCTH, các phiếu lĩnh xăng dầu, hóa đơn mua xăng, dầu, giấy biên nhận, bảo dưỡng định kỳ… gửi P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.

     - Đối với sửa chữa, bảo dưỡng, phí bảo hiểm ô tô: Hàng tháng, P.HCTH lập giấy đề nghị thanh toán kèm theo các chứng từ: Hợp đồng nguyên tắc giữa Trường và đơn vị sửa chữa xe đã được Hiệu trưởng phê duyệt, đề nghị sửa xe, các phiếu báo sửa chữa, biên bản giao nhận, xác nhận tình trạng xe, hoá đơn tài chính gửi P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt. 

Điều 26. Chi hoạt động dịch vụ

            Các khoản chi hoạt động dịch vụ:  Cung ứng dịch vụ đào tạo, Liên kết đào tạo... thực hiện theo nguyên tắc lấy thu bù chi và có tích luỹ. Chi quản lý, phục vụ chương trình, đề tài, dự án do thu hút bên ngoài theo đề xuất của các đơn vị liên quan trình Hiệu trưởng phê duyệt.

1. Nội dung chi như sau:

- Chi tiền lương, tiền công theo hợp đồng thoả thuận.

- Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.

- Chi phí vật liệu, dụng cụ.

- Thuế, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Nhà nước.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm…

2. Thủ tục thanh toán Đại diện đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động dịch vụ lập giấy đề nghị thanh toán, trưởng đơn vị ký xác nhận kèm theo các chứng từ pháp lý: danh sách chi lương, hoá đơn tài chính, hoá đơn bán lẻ, danh sách chi tiền, bảng thanh toán và phân bổ các chi phí: điện, nước, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, vật tư văn phòng (nếu có)... trình Hiệu trưởng phê duyệt sau đó chuyển P.TCKT ính kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán.

Điều 27. Các nội dung chi phải thực hiện đúng định mức theo quy định của Nhà nước 

            - Đi công tác nước ngoài.

            - Tiếp khách nước ngoài và hội nghị, hội thảo quốc tế ở Việt Nam theo quy chế tiếp khách riêng

            - Nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao.

            - Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, Bộ, Ngành.

            - Kinh phí đào tạo lại và hội nhập kinh tế quốc tế.

           - Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

            - Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng, vốn viện trợ, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định.

Điều 28. Các nội dung chi phải thực hiện đúng quy định của các tổ chức quốc tế

            Các dự án, các hoạt động hợp tác quốc tế nếu được các cơ quan tài trợ cấp kinh phí hoạt động và các cơ quan này đã quy định mức chi cụ thể thì tuân thủ theo quy định của cơ quan tài trợ. Nếu các cơ quan tài trợ không quy định mức chi cụ thể thì đơn vị được giao thực hiện dự án, các hoạt động hợp tác phải lập dự toán trình Hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.

Điều 29. Trích lập và sử dụng các Quỹ

            1. Trích lập các quỹ Hàng năm, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên được sử dụng để trích lập các quỹ.

            2. Sử dụng các quỹ

            2.1. Quỹ phát triển đơn vị sự nghiệp: Sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho CBCNV. Chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, năng lực công tác cho CBCNV; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, khả năng của Trường và theo quy định của Pháp Luật. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Hiệu trưởng quyết định.

            2.2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi được sử dụng vào các nội dung:

            - Chi các ngày lễ, ngày truyền thống của Trường: Căn cứ vào tình hình tài chính và hoạt động của Trường do Hiệu trưởng quyết định

            Chi hiếu hỉ, trợ cấp khó khăn đột xuất:

            + Thân nhân bố, mẹ (của vợ hoặc chồng), vợ, chồng, con của CBGVNV cơ hữu đã và đang làm việc tại trường mất: Phúng viếng 1 vòng hoa và 500.000đ. Nếu cả 2 vợ chồng cùng công tác tại Trường thì mức chi tiền phúng viếng được tính cho cả 2 vợ chồng;

            + Trường hợp tang lễ tổ chức ở địa phương cách Hà Nội dưới 350km nhà trường sẽ bố trí 1 ôtô 4 chỗ để đơn vị cử đoàn trong đó có 01 đại diện lãnh đạo đơn vị, 01 đại diện công đoàn và 01 đại diện nhà trường đi viếng (những người cử đi viếng được thanh toán theo chế độ công tác phí của trường);

            + Trường hợp tang lễ tổ chức ở địa phương cách Hà Nội hơn 350km nhà trường gửi điện hoa chia buồn tới gia đình;

+ Cán bộ, giảng viên, nhân viên đang công tác tại trường mất: Phúng viếng 1.000.000đ và một vòng hoa.

+ Những trường hợp đặc biệt sẽ do Hiệu trưởng quyết định;

+ Các khoản chi khác phát sinh do Hiệu trưởng phê duyệt trên cơ sở đề xuất của các đơn vị chức năng.

+ Các trường hợp khó khăn đột xuất như: cháy nhà, lũ lụt, bệnh hiểm nghèo… cần được nhà trường giúp đỡ phải làm đơn xin trợ cấp gửi đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận, trình lãnh đạo Trường xem xét quyết định mức trợ cấp tùy theo mức độ khó khăn từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ/một trường hợp.

           + Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.

            - Trình tự và thủ tục thanh toán: Đại diện đơn vị chức năng lập giấy đề nghị thanh toán có xác nhận của trưởng đơn vị, kèm theo các chứng từ sau: Kế hoạch, Dự toán, Tờ trình hoạt động, danh sách chi tiền gửi P.TCKT kiểm tra, kiểm soát, làm thủ tục thanh toán, trình Hiệu trưởng phê duyệt.  

Điều 30: Quy định với các khoa tự chủ

            1. Thu học phí:

- Thu học phí tại văn phòng khoa. Hết đợt thu học phí 10 ngày khoa nộp về trường theo tỉ lệ quy định;

- Đối với các khoa không thực hiện theo quy định mà nhà trường đã gửi công văn lần 1, lần 2, đến lần 3 sẽ chấm dứt hợp đồng.

- Thu tiền học lại, thi lại, kinh phí tốt nghiệp khoa thu và nộp về trường theo tỉ lệ quy định như khoản thu học phí nộp về trường.

            2. Quy định chứng từ:

- Chứng từ thu chi phải qua trường phê duyệt theo quy định;

- Về việc nộp chứng từ gốc kế toán khoa phải nộp chứng từ quý trước vào tuần thứ 2 của quý sau. Các chứng từ thanh toán phải hợp lệ theo quy chuẩn kế toán, đối với các khoa nộp chứng từ thanh toán không hợp lệ, chậm nộp nhà trường sẽ lập biên bản xử lý vi phạm, đồng thời khoa phải nộp số tiền thuế phát sinh sau khi bù trừ giữa thu và chi của khoa lên nhà trường.

            3. Trích nộp theo tỉ lệ quy định:

- 18% đối với khóa đầu (Khóa 20);

- 23% đối với khóa đang áp dụng

- Các trường hợp khác có thể thay đổi tỷ lệ theo thỏa thuận hai bên có Biên bản, hợp đồng được Hiệu trưởng phê duyệt.

- Nộp tiền bảo hiểm y tế của sinh viên ngay sau khi thu học phí về nhà trường, để nhà trường chuyển tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội làm thẻ BHYT cho sinh viên;

- Yêu cầu các khoa phải có trách nhiệm nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ đúng hạn, lao động có quyết định của trường từ 3 tháng trở lên phải nộp bảo hiểm xã hội, phải đóng đúng hạn, nộp theo quý, tiền bảo hiểm quý nào thì nộp vào tuần đầu của quý đấy;

- Thanh toán các khoản chi ngày lễ, ngày tết, chi đồng phục…, yêu cầu các khoa phải thực hiện chi cho người lao động theo quyết định, quyết định của của nhà trường;

- Mức lương cơ bản của cán bộ khoa đã có quyết định phải thực hiện tăng theo mức chung của nhà trường quy định;

- Kinh phí công đoàn 2% quỹ lương bảo hiểm xã hội;

- Thuế TNCN nộp cùng chứng từ thanh toán hàng tháng ;

- Tất cả các khoản học lại, thi lại và các khoản phát sinh; phải nộp về trường trước ngày 05 hàng tháng. Số tiền học lại,thi lại nộp về trường theo tỉ lệ quy định trong hợp đồng hợp tác đầu tư;

- Các khoản thanh toán giảng dạy môn học chung, môn học riêng của khoa XHH sau mỗi học kỳ trường phân bổ và gửi thông báo tiền giảng gửi các khoa. Các khoa phải nộp tiền ngay sau khi nhận được thông báo;

- Các khoa tự hạch toán thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường.

Chương 4: Tổ chức thực hiện

Điều 31. Tổ chức thực hiện

            - Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi ban hành, được gửi Hội đồng trường để kiểm soát chi. Trường hợp nếu Hội đồng trường có ý kiến yêu cầu Trường chỉnh sửa bất cứ điểm nào của Quy chế thì Trường phải kịp thời chỉnh sửa theo đúng chỉ đạo của HĐT.

            - Trưởng các phòng, khoa, ban, bộ môn, trung tâm, trạm trực thuộc và CCBCNVNhà trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tuân thủ các quy định tại Quy chế này.

            Quy chế này thay thế các quy định trước đây và có hiệu lực kể từ ngày ký.

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 (đã ký) 

PGS.TS Lê Ngọc Tòng