Đào tạo> Đào tạo Thạc sĩ

Thứ hai,04/07/2022 | 04:43 GMT+7

Quyết định về việc ban hành Quy chế về Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Đông Đô

 

QUY CHẾ
Tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Trường Đại học Đông Đô

(Ban hành kèm theo Quyết định số^QĐ- ĐHĐĐ ngàyTStháng 10
năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Đông Đô)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tưọng áp dụng

1. Quy chế này cụ thể hóa nội dung các điều khoản của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8

2. Quy chế này áp dụng tại Trường Đại học Dông Đô đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm: tuyển sinh, tồ chức và quản lý đào tạo, quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị đào tạo, giảng viên, học viên, thanh tra, kiểm ưa, giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm3.      Quy chế này áp dụng cho các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ do Trường Đại học Đông Đô đào tạo cấp bằng, kể cả các chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết nước ngoài do Trường Đại học Đông Đô đào tạo cấp bằng hoặc đồng cấp bằng, không áp dụng cho các chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết với nước ngoài do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng.

Điều 2. Chương trình đào tạo

1. Chương trình đào tạo thạc sĩ được xây dựng, thẩm định, ban hành bảo đảm đạt chuẩn chất lượng Khung trình độ quốc gia Việt Nam và quy định về chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, được công bố công khai trển trang thông tin điện tử của Nhà trường.

2. Chương trình đào tạo được thực hiện để cấp bằng thạc sĩ theo quy định của Quy chế này; không cấp thêm một văn bằng giáo dục đại học khác.

3. Chương trình đào tạo thạc sĩ có 02 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng.

4. Nội dung chương trình đào tạo cần ghi rõ: định hướng đào tạo, đối tượng tuyển sinh, ngành phù hợp với ngành ở trình độ đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên), các học phần học bổ sung đối với các ngành gần và ngành khác, các quy định thêm đối vói các ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lý và các yêu cầu về ngoại ngừ đầu vào và ngoại ngữ đầu ra đối với mỗi người học phải cùng một ngôn ngữ.

5. Đối vói các chương trình đào tạo được dạy vả học bằng tiếng nước ngoải phải được Hiệu trưởng phê duyệt, các quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo cần tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà trường và của pháp luật.

Điều 3. Yêu cầu đối vói việc xây dựng chương trình đào tạo.

1. Chương trinh đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng theo định hướng nghiên cún hoặc theo định hướng ứng dụng, cụ thể:

a) Chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu cung cấp cho người học kiến thức chuyên sâu của ngành, chuyên ngành và phương pháp nghiên cứu khoa học phù họp để có thể độc lập nghiên cứu, phát triển các quan điểm, luận thuyết khoa học, bước đầu có thể hình thành ý tưởng khoa học, phát hiện, khám phá và thử nghiệm kiến thức mới; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành, chuyên ngành đào tạo; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

b) Chương trình đào tạo theo định hướng úng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ nàng hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, úng dụng kết quả nghiên cún, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù họp vói điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đon vị; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để tiếp ựic tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối vói mỗi học phần, mỗi môn học. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao nhũng kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhung không quá 5% thòi lượng quy định cho mỗi môn học.

3. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được đơn vị giảng dạy xây dụng trên CO’ sở các quy định về khối lượng kiến thức, kết cấu chương trình, luận văn theo quy định hiện hành. Mỗi chương trình gắn với một chuyên ngành hay một ngành đào tạo.

4. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện theo học chế tín chỉ, có thòi lưọng tối thiểu 60 tín chỉ. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30-45 tiết thực hành hoặc thảo luận, hoặc 45 tiết viết tiểu luận.

5. Một tiết học được tính bằng 50 phút.

Điều 4. Hình thức và thòi gian đào tạo

1. Hình thức đào tạo gồm đào tạo chính quy và đào tạo vừa làm vừa học, trong đó hình thức đào tạo chính quy được áp dụng cho chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng; hình thức đào tạo vừa làm vừa học chỉ áp dụng cho định hướng ứng dụng.

2. Thời gian đào tạo toàn khóa học:

a) Đối với hình thức đào tạo chính quy, thời gian đào tạo liên tục tù’ 01 đến 02 năm theo Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được phê duyệt tại Quyết định số 1981/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;

b) Thời gian đào tạo của hình thức đào tạo vừa làm vừa học được kéo dài thêm ít nhất 20% so với thòi gian đào tạo của hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo và thời gian học tập tối đa để hoàn thành của học viên không vượt quá 02 lần thòi gian đào tạo được quy định trong chương trình đào tạo.

3. Đào tạo trực tuyến.

Đảo tạo trực tuyến được áp dụng khi có dịch bệnh không được phép tập trung hay khi được Hiệu trưởng cho phép áp dụng một số học phần không phải thực tập, thực hành và thực tế.

Chương II. TUYỂN SINH

Điều 5. Phương thức tuyển sinh.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển hoặc thi tuyển hoặc kết hợp xét tuyển và thi tuyển và được thực hiện nhiều đợt tuyển sinh trong năm. Hiệu trưởng Nhà trường quyết định thời gian và hình thức tuyển sinh cho mồi đọt thông qua thông báo tuyển sinh.

Điều 6. Hội đồng tuyến sinh

1. Hội đồng tuyển sinh sau đại học Trường đại học Đông Đô (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển sinh) do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng tuyển sinh gồm:

a) Chủ tịch và Phó chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng;

b) Ủy viên thường tìạrc: Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học;

c) Các uỷ viên: Trưởng các phòng, ban, chức năng có liên quan; khoa, ngành và một số thành viên khác do Hiệu trưởng quyết định.

2. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định thành lập Ban thư ký và các ban giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ưỷ viên thường trực và các  ủy viên Hội đồng tuyển sinh thực hiện theo quy định của pháp luật; tiêu chuẩn tham gia, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thu ký và các ban giúp việc cho Hội đồng tuyền sinh thục hiện theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh.

4. Người có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em một dự tuyển không được tham gia vào Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh.

Điều 7. Ngành phù họp, gần và khác vó’i ngành đăng kí dự tuyển

1. Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển trình độ thạc sĩ nếu cùng nhóm ngành đào tạo trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ thạc sĩ hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau dưới 10% tổng số tiết học hoặc đon vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức chuyên môn của ngành đào tạo.

2. Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành gần với ngành, chuyên ngành dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ khi cùng nhóm ngành trong Danh mục giáo dục đào tạo Việt Nam cấp III (trừ trường họp đã được quy định tại Khoản 1 Điều này) hoặc chương trình đào tạo của hai ngành này ở trình độ đại học khác nhau từ 10% đến 40% tổng số tiết học hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức chuyên môn của ngành đào tạo.

3. Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành khác với ngành đăng kí dự tuyển trình độ thạc sĩ khi không thuộc hường hợp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác được dự tuyển vào tùng ngàíih đào tạo trình độ thạc sĩ được quy định trong Đề án mở mã ngành. Việc thay đổi danh mục này do Hội đồng Khoa học và Đào tạo và Hiệu trưởng thẩm định, ban hành trưó’c khi tổ chức tuyển sinh.

Điều 8. Học bổ sung kiến thức.

1. Người có bằng tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tưong đương trở lên) là ngành phù họp không phải bổ túc kiến thức; các ngành gần và ngành khác với ngành đăng kí dự tuyển trình độ thạc sĩ phải bổ túc kiến thức.

2. Danh sách các học phần bổ túc kiến thức do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Nhà trường xác định dựa trên đề nghị của Viện Đào tạo Sau đại học. Hiệu trưởng phê duyệt danh sách các học phần bổ túc; và công bố công khai trên trang thông tin điện tủ’ của Nhà trường.

3. Hội đồng khoa học và Đào tạo quy định số tín chỉ bổ sung kiến thức đại học đối vói ngành gần vả ngành khác phù họp với quy định của pháp luật. Học phần có kết quả từ điểm C theo thang điểm chữ hoặc 5,5 theo thang điểm 10 trở lên mới được công nhận hoàn thành bổ sung kiến thức.

Điều 9. Đối tượng và điều kiện dự tuyến

1. Người dự tuyển phải đáp úng quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 5 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp và được Cục quản lý chất lượng giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận.

2. Người dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập đã được đăng tải trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội thảo khoa học.

3. Người dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng của các ngành quản trị và quản lý phải có bằng tốt nghiệp đại học liên quan trực tiếp đến chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị và quản lý hoặc đang công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành dự tuyển.     

4. Người dự tuyển vào các chương trình đào tạo thạc sĩ được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải đáp ứng với quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT.

5. Người nước ngoài đăng kí dự tuyển vào các chương trình đào tạo thạc sĩ được dạy và học bằng tiếng Việt phải có trình độ tiếng Việt đạt tối thiểu Bậc 4 trong Khung năng lực 6 bậc tiếng Việt dành cho người nước ngoài.

Điều 10. Đối tượng và chính sách ưu tiên.

1. Đối tượng ưu tiên

a) Người có thời gian công tác liên tục tư 02 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng kí dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non hiện hành. Trong trường hợp này, ứng viên phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

c) Con liệt sĩ;

d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

e) Nhà nước khen thưởng về gương tốt;

f) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 02 năm trở lên ở địa phưong được quy định tại điểm a khoản này;

g) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tụ’ lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

2. Chính sách ưu tiên

Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng một điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ sở ngành nếu trường hợp thi tuyển hoặc điểm đối tượng un tiên (Phụ lục II) được tính là 01 điểm nếu trường họp xét tuyển.

Điều 11. Thông báo tuyến sinh

1. Trường Đại học Đông Đô ban hành thông báo tuyển sinh gồm: kế hoạch tuyển sinh; hình thức tuyển sinh, ngành; chương trình đào tạo, chỉ tiêu, các tiêu chí xét tuyên, thi tuyển, (nếu có). Thông báo tuyển sinh được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tu- số 23/2021/TT-BGDĐT.

2. Thông báo tuyển sinh được công bố công khai trên Trang thông tin điện từ của Nhà trường chậm nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ dự tuyển, bao gồm nhũng thông tin sau:

a) Danh sách các ngành, chỉ tiêu và chương trình đào tạo tuyển sinh;

b) Điều kiện chuẩn đầu vào của tùng ngành và chương trình đào tạo;

c) Phương thức tuyển sinh cho tùng ngành và chương trình đảo tạo: xét tuyển, thi tuyển hoặc kết họp xét tuyển và thi tuyển; các môn thi đối vói hình thức thi tuyển vả các tiêu clứ đối với hình thức xét tuyển;

d) Danh mục các loại văn bằng, chúng chỉ hoặc yêu cầu năng lực ngoại ngữ đối với các trường họp xét tuyển hoặc thi tuyển;

đ) Các yêu cầu về hồ sơ đăng kí và lệ phí dự tuyển;

e) Thời gian thi hoặc xét tuyển; thời gian dự kiến công bố kết quả;

g) Học phí, học bồng (nếu có);

h) Các thông tin cần thiết khác cho ứng viên dự tuyển.

Điều 12. Hồ sơ và đăng kí dự tuyến

1. Hồ sơ, thủ tục đăng kí, xét duyệt hồ sơ, lập danh sách dự tuyển, giấy báo thi và thẻ dự thi thực hiện theo quy định chung của Trường Đại học Đông Đô.

2. Hồ sơ dự tuyển bao gồm:

a) Đon đăng kí dự tuyển (được quy định lại Phụ lục I Quy chế này);

b) Bản photo có công chúng Bằng tốt nghiệp đại học hoặc tưong đương trở lên;

c) Bản photo có công chúng các minh chứng về trình độ ngoại ngữ (bằng đại học ngôn ngữ nước ngoài, bằng đại học do cơ sở nưó’c ngoài cấp đã được Cục Quản lý chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoặc chứng chỉ ngoại ngữ) theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT;

d) Bản photo có công chúng Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có);

e) Bản photo đề tài hoặc bài báo khoa học đã được công bố (nếu có).

3. Viện Đào tạo Sau đại học là đon vị thực hiện phát hành, thu nhận, xử lý hồ SO’ và lập danh sách thí sinh đăng kí dự tuyển trước tối thiểu 5 ngày đối với xét tuyển và tối thiểu 10 ngày đối với thi tuyển. Ban Thư kí Hội đồng tuyển sinh tiến hành kiểm tra hồ sơ và các điều kiện liên quan (miễn thi ngoại ngữ, diện ưu tiên, chứng nhận bổ túc kiến thức ngành gần, khác) và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện đăng kí dự tuyển trình Hội đồng tuyển sinh thông qua. Các hồ sơ bổ sung sau thời điểm Hội đồng tuyển sinh thông qua sẽ không được phép dự tuyển.

4. Đối vói trường hợp thi tuyển, danh sách tlứ sinh dự tuyển phải được Hội đồng tuyển sinh thông qua trước khi thi ít nhất 10 ngày. Danh sách thí sinh được phép dự thi được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Nhà trường. Nhà trường chịu trách nhiệm in giấy báo và thẻ dự thi cho các thí sinh đủ điều kiện. Viện Đào tạo Sau đại học chịu trách nhiệm nhận giấy báo dự thi và gửi cho thí sinh chậm nhất 5 ngày trước khi thi.

5. Trường Đại học Đông Đô châp nhận các hô sơ điện tử, nhưng khi đên thi hoặc nhận kết quả xét tuyển phải cung cấp bản sao công chứng để đối chiếu, kiểm tra (trường hợp có sai lệch hồ sơ giữa bản điện tử và bản nộp trực tiếp có chứng thực thì Hội đồng tuyển sinh sẽ hủy tư cách dự tuyển, trúng tuyển).

Điều 13. Tố chức xét tuyến

1. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức xét tuyển theo quy định của Quy chế này.

2.Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh thành lập các Ban giúp việc thực hiện công việc xét tuyển.

3. Các tiêu chí xét tuyển bao gồm: xếp loại tốt nghiệp đại học (hoặc tương đương trở lên), bải báo khoa học và đối tượng ưu tiên. Điểm chấm của các tiêu chí được quy định tại Phụ lục II Quy chế này.

4. Người dự tuyển được xét đạt trinh độ ngoại ngữ nếu có các bằng cấp, chứng chỉ được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT và quy định của Trường Đại học Đông Đô (Phụ lục III Quy chế này).

5. Điều kiện trúng tuyển theo hình thức xét tuyển: Người học đủ điều kiện tham gia tuyên sinh; có trình độ ngoại ngữ đáp ứng tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 23/2021/TT- BGDĐT; trong chỉ tiêu tuyển sinh và có tồng điểm của các tiêu chí xét tuyến từ cao trở xuống.

Điều 14. To chức thi tuyến

1. Chủ tịch hội đồng tuyển sinh chịu trách nhiệm tổ chức thi tuyển theo kế hoạch

chung của Nhà trường.

2. Các môn thi tuyển gồm môn CO' sỏ’ ngành và môn chuyên ngành theo đề nghị của Hội đồng Khoa học và Đảo tạo, được Hiệu trưởng phê duyệt và được thể hiện thông trong thông báo tuyển sinh.

3. Các môn thi được tổ chức till trong các ngày liên tục, lịch thi cụ thể của kì thi được công bố công khai trong thông báo tuyển sinh.

4. Công tác tổ chức thi tuyển được thực hiện dựa trên Quy chế thi tốt nghiệp tiling học phổ thông hiện hành. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh có thể điều chỉnh, bố sung một số quy định nhung phải đảm bảo minh bạch, an toàn, nghiêm túc, chất lượng; quy định thời gian làm bài của từng môn thi, nội quy phòng thi, tiêu chuẩn giám thị vả các vấn đề khác theo yêu cầu của việc tồ chức kì thi tuyển sinh.

Điều 15: Đe thi tuyến sinh

1. Nội dung đề thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ phải đảm bảo các điều kiện:

a) Phù hợp với ngành, chương trình đào tạo trình độ đại học, có thể đánh giá và phân loại được trình độ của thí sinh;

b) Kiểm tra được kiến thức cốt lõi của ngành học và phù hợp với thời gian quy địiili cho mỗi môn thi;

c) Đảm bảo tính khoa học, chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, bám sát và bao quát nội dung thi đã được công bố trong thông báo tuyển sinh của đon vị đào tạo, trong phạm vi chương trìnli đào tạo trình độ đại học.

2. Dạng thức đề thi do Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định trên cơ sở đề nghị của Viện Đào tạo Sau đại học và được nêu rõ trong thông báo tuyển sinh.

3. Người ra đề thi (bao gồm người giới thiệu đề thi và người phản biện đề thi) phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Có chuyên môn phù họp với nội dung thi, có tinh thần trách nhiệm, uy tín về chuyên môn và có kinh nghiệm ra đề thi;

b) Người ra đề các môn thi phải có trình độ tiến sĩ;

c) Giữ bí mật về công tác ra đề thi, chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng đề thi; bị xử lý kỉ luật nếu ra đề thi sai hoặc vi phạm nguyên tắc, quy trình bảo mật đề thi.

4. Đồ thi được sử dụng từ ngân hàng đề thi hoặc ra đề độc lập

a) Nếu sử dụng ngân hàng đề thi thì ngân hàng phải có tối thiều 100 câu hỏi đối vói hình thức thi tự luận hoặc có gấp 30 lần số lượng câu hỏi của mỗi đề thi đối vói các hình thức thi khác để xây dụng tối thiểu 03 bộ đề thi cho mỗi môn thi; hoặc có tối thiểu 30 bộ đề thi hoàn chỉnh để chọn ngẫu nhiên lấy tối thiểu 03 đề thi. Việc cập nhật ngân hàng đề thi phải đuợc thực hiện địiili kì sau 02 năm;

b) Trong trường họp ra đề độc lập, mồi môn thi phải có tối thiểu 03 đề thi nguồn do 03 ngưòi khác nhau gió'i thiệu và được chọn để tổ hợp thành 02 hoặc 03 đề thi. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh hoặc người được ủy quyền trực tiếp mời người giới thiệu và phản biện đề thi, tiếp nhận đề thi nguồn và giữ bí mật thông tin về người ra đề thi.

5. Quy trình làm đề thi, công tác bảo mật đề thi, việc xử lý các sự cố bất thường của đề thi theo quy định của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành.

6. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh có thể bổ sung thêm các quy định khác liên quan đến đề thi tuyển sinh theo yêu cầu của Hội đồng tuyển sinh.

7. Chủ tịch Hội dồng tuyển sinh chịu trách nhiệm về công tác ra đề thi và thẩm định đề thi; quyết định và chịu trách nhiệm về việc xử lý các sự cố bất thường phát sinh trong công tác đề thi nhung chưa được quy định.

8. Việc thay đổi, điều chỉnh đề cương môn thi hoặc thay đổi môn thi có thể thực hiện hàng năm theo đề nghị của đơn vị đào tạo và thông báo công khai trước khi thi tối thiểu 02 tháng.                                                                                                                                       a

Điều 16. Chấm thỉ tuyển sinh

1. Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quy định cụ thể về quy tình xây dụng đáp án, tiêu chuẩn cán bộ chấm thi, xử lý kết quả chấm thi, phúc khảo điểm thi và các vấn đề cần thiết khác theo yêu cầu của việc chấm thi tuyển sinh. Không thực hiện việc làm tròn điểm trong kì thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ.

2. Trưởng ban chấm thi chịu trách nhiệm về công tác tổ chức chấm thi tuyển sinh theo đúng quy định của Quy chế này; kịp thời báo cáo với Chủ tịch hội đồng tuyến sinh về các sự cố bất thường, chưa được quy định, phát sinh Uong công tác chấm thi để đưọ’c chỉ đạo giải quyết.

3. Cán bộ chấm thi chịu ưách nhiệm thực hiện các quy định về chấm thi; đảm bảo việc chấm thi công bằng, khách quan, theo đúng đáp án; chịu trách nhiệm về kết quả chấm thi và bị xử lý kỉ luật nếu chấm sai dẫn đến thay đổi kết quả trúng tuyển của thí sinh.

4. Ban Thư kí Hội đồng tuyển sinh có frách nhiệm tổng hợp và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện tiling tuyển, sắp xếp theo thứ tự giảm dần về tổng điểm, đề xuất ngưỡng điểm tìứng tuyển dựa ừên chỉ tiêu tuyển sinh và trình Hội đồng tuyển sinh thông qua.

Điều 17. Điều kiện trúng tuyến của các kỳ thi

1. Thí sinh thuộc diện thi tuyển đủ điều kiện xét tuyển nếu đạt 50% thang điểm đối với mỗi môn thi (sau kill đà cộng điềm ưu tiên, nếu có).

2. Căn cứ vào chỉ tiêu đã được thông báo cho tùng ngành đào tạo và tông diêm hai môn thi (cơ sở ngành và chuyên ngành) đối với hình thức thi tuyển hoặc tổng điểm cua các tiêu chí đối vói hình thức xét tuyển, Hội đồng tuyển sinh xác định phương án điếm trúng tuyển.

3. Trường hợp có nhiều thí sinh cùng tổng điểm hai môn thi (đối với hình thức thi tuyển) hoặc tổng điểm của các tiêu chí (đối với hình thức xét tuyển), thứ tự ưu tiên đê xác định người trúng tuyển như sau:

Người có điểm môn chuyên ngành (đối với hình thức thi tuyển) hoặc tiêu chí xếp loại bằng tốt nghiệp đại học (đối với hình thức xét tuyển chương trình định hướng úng dụng) hoặc tiêu chí quy đổi bài bài báo khoa học (đối với hình thức xét tuyến chương trình định hướng nghiên cứu) cao hơn;

4. Công dân nước ngoài có nguyện vọng học thạc sĩ tại Việt Nam đưọc thủ trưởng đơn vị đào tạo căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo và trình độ tiếng Việt để xét tuyển; trường hợp có hiệp ước quốc tế hoặc thỏa thuận hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế về việc tiếp nhận công dân nước ngoài đến Việt Nam học tập ở trình độ thạc sĩ thì áp dụng quy định của hiệp ước quốc tế hoặc thỏa thuận họp tác đó.

Điều 18. Quyết định trúng tuyển và công nhận học viên

1. Ban Thư kí Hội đồng tuyển sinh báo cáo Hội đồng tuyến sinh kết quả xét tuyển hoặc thi tuyển; dự kiến phương án xác định điểm tiling tuyển, dự kiến danh sách thí sinh tiling tuyển. Dựa trên ý kiến của Hội đồng tuyển sinh, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh quyết định phương án trúng tuyển trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh, quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển, công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Nhà trường.

2. Nhà trường phát hành giấy báo nhập học, gửi giấy báo nhập học đến các thí sinh tiling tuyển trước ngày nhập học tối thiểu 05 ngày.

3. Trên CO’ sở danh sách học viên nhập học thực tế được các đơn vị đảo tạo báo cáo, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận các học viên nhập học và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định.

Điều 19. Chấm phúc khảo và giải quyết khiếu nại

1. Việc tổ chức chấm phúc khảo và giải quyết các khiếu nại liên quan đến công tác chấm thi thực hiện theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện hành. Hội đồng tuyển sinh không tổ chức chấm phúc khảo trong trường họp Ban Thư ký của Hội đồng tuyển sinh đã thông báo cho thí sinh về kết quả và thí sinh công nhận kết quả mà không yêu cầu phúc khảo.

2. Hiệu trưởng ra quyết định Ban chấm tlú phúc khảo. Các thành viên của Ban chấm thi phúc khảo không được trùng vói các thành viên đã tham gia chấm thi lần 1.

3. Hai cán bộ chấm phúc khảo bài thi đề nghị chấm phúc khảo hoặc giải quyết khiếu nại không được trùng với hai cán bộ chấm thi lần 1.

4. Nếu kết quả chấm phúc khảo tăng hay giảm nhiều hon 0,25 điểm so với kết quả chấm thi lần 1, Ban chấm thi phúc khảo phải tổ chức đối thoại để thống nhất điểm chấm phúc khảo. Các cán bộ chấm thi cần làm biên bản giải trình lý do tăng hay giảm điểm và kí xác nhận.

5. Kết quả phúc khâo đưọ’c trình Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh xem xét và được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi công bố công khai.

Điều 20. Hoạt dộng thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh

1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra các kì thi của Nhà trường và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Hoạt động thanh tra thực hiện tồ chức kiểm tra, giám sát các khâu trong công tác tuyển sinh.

3. Nhũng người có người thân (bố, mẹ; vợ, chồng; con; anh, chị, em ruột) dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám

sát tuyển sinh.                                                                                                                                                   

Chương III
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO

Điều 21. Địa điểm, thòi gian và ngôn ngữ đào tạo

1. Địa điểm đào tạo: tại trụ sở chính của nhà trường. Đối với chương trình úng dụng, nhà trường tổ chức các hoạt động đào tạo bên ngoài trụ sở chính nhưng không vượt quá 20% khối lượng chương trình đào tạo.

2. Thời gian đào tạo:

a) Thời gian đào tạo toàn khóa học được xác định trên cơ sở khối lưọng tín chỉ phải tích lũy cho tùng chương trình đào tạo đáp úng quy định tại Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được phê duyệt tại Quyết định số 436/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng ban hành Kế hoạch thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học, giai đoạn 2020 - 2025; tổng thời gian đào tạo kể cả thời gian kéo dài không được quá 02 lần thời gian chương trình đào tạo tương úng;

b) Thời gian đào tạo được tính từ ngày nhập học được ghi rõ trong quyết định thành lập lóp của khóa học.

3. Ngôn ngữ sử dụng trong đào tạo là tiếng Việt. Việc đào tạo trình độ thạc sĩ bằng ngôn ngữ nước ngoải được thực hiện theo của pháp luật.

Điều 22. Hình thức dạy học, kế hoạch giảng dạy và kiếm tra đánh giá

1. Hình thức đào tạo chinh quy áp dụng cho chương trình định hướng nghiên cứu và chuông trình định hướng úng dụng. Hình thức đào tạo vừa làm vừa học áp dụng cho chuông trình định hướng ứng dụng. Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy đối vói mỗi hình thức đào tạo đưọ'c thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đối vói mỗi hình thức đào tạo, cơ sở đào tạo cung cấp kế hoạch hoạc tập chuẩn toàn khóa cho từng chương trình đào tạo để định hướng cho học viên. Thòi gian đào tạo được quy định như sau:

a. Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung CO' cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số học viên hoàn thành chương trình đào tạo;

b. Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối vói hình thức đảo tạo vừa làm vừa học dài ít nhất 20% so vói hình thức đào tạo chính quy của chương trinh đào tạo;

c. Thòi gian tối đa để học viên viên hoàn thành khóa học không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo.

3. Hình thức dạy học gồm: trực tiếp, trực tuyến và kết hợp, trong đó hình thức giảng dạy trực tuyến không được vượt quá 30% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo khi đáp ứng các quy định hiện hành về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức đào tạo qua mạng; đảm bảo chất lượng không thấp hơn so vói các lớp học trực tiếp.

4. Hình thức đánh giá trực tuyến được áp dụng khi đảm bảo sự tin cậy, công bằng và khách quan như đánh giá trực tiếp, đồng thời đóng góp không quá 50% trọng số điểm học phần, trừ luận văn và học phần tốt nghiệp.

5. Trong trường họ'p thiên tai dịch bệnh và các trường hợp bất kliả kháng, Nhà trường sẽ có các quy định bổ sung trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Viện Đào tạo Sau đại học xây dụng và trình Hiệu trưởng phê duyệt:

a) Kế hoạch tổ chức dạy học theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT; Việc lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy, đánh giá và xử lý kết quả học tập được thực hiện theo các quy định liên quan tại quy chế đào tạo trình độ đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường.

b) Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điềm, hoạt động dạy và học của oàng lớp học, khóa học, hình thức học. Kế hoạch giảng dạy và học tập các học phần trong chương trinh đào tạo được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường họp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thòi gian, số giò' giảng đối với học phần không vượt quá 15 giờ trong một tuần, 04 giò' trong một ngày.

c)   Quy trình, thủ tục đáng kí học tập của học viên. Học viên đăng ký học tập trước khi bắt đầu mỗi học kỳ của tùng chương trinh đào tạo (đàng ký trực tiếp hoặc thông qua giáo viên chủ nhiệm); khối lượng tín chỉ tối đa và tối thiếu trong mỗi học kỳ học viên được phép đăng ký nhung tổng số tín chỉ đăng ký tối đa trong một năm học không quá 45 tín chỉ đối với hình thức chính quy và 30 tín chỉ đối với hình thức vừa làm vừa học (Quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT);

d) Việc lấy ý kiến phản hồi của người học lả không bắt buộc đối vói học viên.

e) Kiểm tra, đánh giá và tính điểm đối vói các học phần, học kì: Viện Đào tạo Sau đại học tồ chức thi đánh giá học phần vào cuối các kỳ (theo kế hoạch đã được phê duyệt từ đầu kỳ), việc tổ chức thi đánh giá học phần thực hiện theo quy định của nhà trường về tổ chức thi, đánh giá học phần trình độ đại học.

f) Các hình thức thi đánh giá học phần: thi viết luận; kết họp trắc nghiệm và viết luận; bài tập lớn; tiểu luận; vấn đáp; báo cáo chuyên đề vả các hình thức đánh giá học phần khác được hiệu trưởng phê duyệt.

g) Điểm của học phần: Điểm học phần - 30% điểm điệu kiện + 70% điểm thi đánh giá học phần (đối vói môn triết học được đánh giá riêng theo quy định hiện hành).

Học viên có kêt quả đạt từ diêm c hoặc 5,5 theo thang diêm 10 trở lên được coi là đạt yêu cầu của học phần;

h) Yêu cầu về thực tập, viết báo cáo và các tiêu clú đánh giá thực tập;

i) Các điều kiện bảo đảm chất lượng của ngành, chưong trình đào tạo;

j) Các xử lý khác trong hoạt động đào tạo.

Điều 23. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ

1. Người học được xem xét công nhận và chuyển đồi tín chỉ của một số học phần khi đã học một chương trình đào tạo thạc sĩ khác hoặc đã tốt nghiệp một chưong trình đào tạo chuyên sâu đặc thù theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sủa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. số tín chỉ được công nhận và chuyển đổi không vượt quá 30 tín chỉ.

2. Người học đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ được xem xét công nhận và chuyển đổi tín chỉ của một số môn học đã hoàn thành từ một chương trình đào tạo thạc sĩ khác khi đáp úng các điều kiện sau:

a) Hai học phần của hai chương trình đào tạo có cùng tên, có số tín chỉ bằng nhau và có nội dung giống nhau ít nhất 90%. Trong trường họp hai học phần có tên không hoàn toàn giống nhau, học phần dự kiến chuyển đổi tù’ chương trình, đào tạo khác có số tín chỉ lớn hon, Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Nhả trường phải tô chức thâm định và ra quyết định công nhận việc chuyến đối;

b) Thời điểm hoàn thành học phần dự kiến chuyển đổi không quá 05 năm tính tới thời điểm công nhận và chuyển đổi;

c) Điểm của học phần dụ kiến chuyển đổi phải đạt từ điểm c hoặc 5,5 theo thang điểm 10 trở lên;

d) Số tín chỉ đuợc công nhận và chuyển đổi không được vượt quá 30 tín chỉ.

3. Sinh viên đang theo học chương trình đào tạo đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) có thể đăng kí học tích lũy các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ của Nhà trường. Các học phần này sẽ được công nhận và chuyển đổi cho chương trình thạc sĩ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

a) Chương trình đào tạo đại học thuộc ngành đúng hoặc ngành phù hợp với chuẩn đầu vào của chương trình đào thạc sĩ;

b) Sinh viên có điểm tiling bình tích lũy toàn khóa của chương trình đào tạo đại học xếp loại khá trở lên;

c) Điểm của học phần dự kiến chuyển đổi phải đạt từ điểm c (hoặc quy đồi tương đương) trở lên;

d) Các học phần được công nhận chuyến đối được Hiệu trưởng xem xét từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Viện Đào tạo Sau đại học;

đ) Số tín chỉ được công nhận và chuyển đổi không vượt quá 15 tín chỉ.

4. Thủ tục đăng kí công nhận kết quả học tập vả chuyển đổi tín chỉ như sau:

a)     Người học có thể đáng kí công nhận và chuyển đổi tín chỉ ngay sau khi tiling tuyển cao học. Việc đăng kí phải trước 02 tuần tính đến thời điểm bắt đầu học kì có môn học muốn công nhận và chuyển đổi tín chỉ;

b) Đon đăng kí công nhận và chuyển đổi tín clử cần ghi rõ danh sách các học phần đăng kí công nhận và chuyển đổi gồm: tên học phần, số tín chỉ, năm hoàn thành và điểm đạt được;

c) Viện Đào tạo Sau đại học tổ chức thẩm định vả trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận và chuyển đổi tín chỉ cho các học phần đạt yêu cầu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

d) Người học được miễn học phí đối với các học phần được công nhận và chuyển đổi tín chỉ, nhưng phải nộp lệ phí thẩm định.

Điều 24. Huóng dẫn luận văn.

1. Học viên học theo chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu phải thực hiện một đề tài có khối lượng từ 12-15 tín chỉ, kết quả được thể hiện bằng luận văn. Học viên thực hiện luận vãn trong thòi gian ít nhất 06 tháng.

2. Luận văn là một báo cáo khoa học, tổng họp các kết quả nghiên cứu chính của học viên, đáp ứng các yêu cầu sau:

a. Có đóng góp về lý luận, học thuật hoặc phát triển cồng nghệ, đổi mói sáng tạo; thể hiện năng lực nghiên cứu của học viên;

b. Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;

c. Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu ti*í tuệ.

3. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn luận văn, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của Nhà trường. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 5 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp của chương trình định hướng ứng dụng).

4. Tiêu chuẩn của người hưóng dẫn luận văn:

a. Có trình độ tiến sĩ chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo và đề tải luận văn của học viên;

b. Có năng lực ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nghiêm cứu và trao đổi khoa học quốc tế;

c. Có kết quả nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận văn trong thòi gian 05 nám tính đến thời điểm được giao hướng dẫn;

d. Đáp ứng nhũng yêu cầu khác theo chuẩn chưong trình đào tạo của ngành, lĩnh vực đảo tạo và quy định của Nhà trường.

5. Việc giao đề tài, phân công người hướng dẫn, yêu cầu về chuyên môn, cấu trúc, hình thức luận văn thực hiện theo quy định của Viện Đào tạo Sau đại học.

Điều 25. Điều kiện bảo vệ luận văn

1. Điều kiện về kết quả học tập: Học viên hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo, đạt điểm trung bình chung tích lũy các học phần tối thiểu 2,0 điếm trở lên theo thang điểm 4 hoặc 5,5 theo thang điểm 10.

2. Các điều kiện khác: Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thòi gian bị kỉ luật, đình chỉ học tập; không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn, đề án; không vi phạm các quy định của đon vị đào tạo.

Điều 26. Hội đồng đánh giá luận văn

1. Hiệu trưởng quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận vãn, đề án Long thòi gian tối thiểu 05 ngày tính từ ngày học viên nộp luận văn, đề án.

2. Thành phần của hội đồng: Hội đồng đánh giá luận văn có ít nhất 05 thành viên, bao gồm: chủ tịch, thư kí, 02 ủy viên phản biện và uỷ viên khác; có tối thiểu 01 người phản biện ở ngoài cơ sở đào tạo;

3. Yêu cầu đối với hội đồng:

a) Các thành viên hội đồng có trình độ tiến sĩ trở lên và chuyên môn phù hợp VỚI đề tài luận văn, đề án;

b) Chủ tịch hội đồng là người có năng lực chuyên môn và uy tín khoa học, có kinh nghiệm tham gia các hội đồng đánh giá luận văn, đề án;

c) Người phản biện là người am hiểu sâu sắc lĩnh vực của đề tài luận văn, đề án;

d) Người hướng dẫn: bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột của học viên không được tham gia hội đồng đánh giá luận văn, đề án.

4. Trong thời gian 30 ngày tính từ ngày ra quyết định thành lập, hội đồng họp để đánh giá luận văn, đề án. Hội đồng không tồ chức họp đánh giá luận văn, đề án trong các trường họp sau:

a) Vắng mặt chủ tịch hoặc thư ki hội đồng;

b) Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận văn, đề án;

c) Vắng mặt hon một phần ba số lượng thành viên hội đồng.

5. Trong trường hợp có lý do chính đáng, thủ trưởng quyết định việc thay đồi, bố sung thành viên hội đồng nhưng vẫn phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thòi hạn tổ chức họp hội đồng được tính từ ngày kí quyết định cuối cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng.

Điều 27. Đánh giá luận văn

1. Luận văn được đánh giá công khai tại phiên họp của hội đồng, trừ một số đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật theo quy định của nhà nước. Bản điện tử của luận văn, đề án phải được công bố trên trang thông tin điện tử của nhà trường.

2. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện kill có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên, phải bảo đảm có ít nhất 2 phần 3 thành viên hội đồng đánh giá có mặt cùng với học viên, trong đó có chủ tịch, thư kí và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh bất khả kháng, nhà trường sẽ quy định bổ sung trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Diễn biến của buổi đánh giá luận án phải được ghi âm, ghi hình đầy đủ và lưu trữ tại đon vị đảo tạo.

3. Điểm luận văn đạt yêu cầu vói điều kiện điểm trung bình của hội đồng chấm không thấp hơn 5,5 điểm theo thang điểm 10. Trong đó, điếm thành phần cua mỗi thảnh viên trong hội đồng phải đạt tù' 5,0 điểm trở lên theo thang điểm 10.

4. Trong trường họp luận văn không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bô sung luận văn, đề án để bảo vệ lần thứ hai trong thời hạn 60 ngày kể tù ngày bảo vệ lần thứ nhất; không tổ chức bảo luận văn lần thứ ba,

5. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn luận văn (đã được chỉnh sửa, bô sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưư trữ tại thư viện của nhà trường, được công bố trên ừang điện tử của trường trong thời gian ít nhất 30 ngày (trừ một số đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật theo quy định của nhà nước).

6. Viện Đào tạo Sau đại học quy định:

a) Tiêu chí, quy trình đánh giá luận văn;

b) Cách thức chấm điểm, tính điểm luận văn theo thang điểm 10;

c) Điểm cộng tối đa 1,0 điểm theo thang điểm 10 cho luận văn của học viên có các bài báo được đăng trên tạp chí khoa học có phản biện. Hội đồng chấm luận văn quyết định mức điểm cộng;

d) Hồ sơ, quy trình bảo vệ tốt nghiệp;

đ) Hướng dẫn các thành viên trong hội đồng thực hiện đánh giá luận văn;

e) Quy trình đổi đề tài, bảo vệ tốt nghiệp lần thứ hai nhưng tổng thời gian tù’ khi bắt đầu chương trinh đào tạo tính đến khi tốt nghiệp không vượt quá thời gian đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này;

g) Chi phí cho thủ tục bảo vệ tốt nghiệp, đánh giá luận văn do học viên chi trả cho lần thứ hai;

h) Các quy định khác liên quan đến đánh giá luận văn.

Điều 28. Hướng dẫn học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng.

1. Học viên học theo chuông trình đào tạo định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án (sau đây gọi chung là đề án). Học viên thực hiện đề án trong thòi gian ít nhất 03 tháng.

2. Đề án được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buôi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước.

3. Báo cáo đề án là một bản thuyết minh quá trình xây dụng, triển khai và kết qua triển khai dề án, dáp úng các yêu cầu sau:

a. Đề xuất và kiếm nghiệm mô hình, giải pháp mói để giải quyết hiệu quả nhũng thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực úng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên;

b. Phù họp vói các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong bỹ tục của người Việt Nam;

c.Tuân thủ quy định của nhà trường về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

4. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn đề án, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của Nhà trường. Tại một thòi điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 5 học viên (tính cả số học viên thực hiện học phần tốt nghiệp cua chương trình định huống nghiên cứu); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên.

5. Tiêu chuẩn của người hướng dẫn đề án tương tự như tiêu chuẩn của người hướng dẫn luận văn:

6. Việc giao đề tài, phân công người hướng dẫn, yêu cầu về chuyên môn, cấu trúc, hình thức đề án thực hiện theo quy định của Viện Đào tạo Sau đại học.

Điều 29. Điều kiện bảo vệ đề án

3.Điều kiện về kết quả học tập: Học viên hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo, đạt điểm trung bình chung tích lũy các học phần tối thiểu 2,0 điểm trở lên theo thang điểm 4 hoặc 5,5 theo thang điểm 10.

4. Các điều kiện khác: Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không trong thòi gian bị kỉ luật, đình chỉ học tập; không bị tố cáo theo quy định của pháp luật về nội dung khoa học trong luận văn, đề án; không vi phạm các quy định của đơn vị đào tạo.

Điều 30. Hội đồng đánh giá đề án

Hiệu trưởng quyết định thành lập hội đồng đánh giá đề án trong thời gian tối thiểu 05 ngày tính tù' ngày học viên nộp đề án.

1. Thành phần của hội đồng:

a) Hội đồng đánh giá đề án có ít nhất 03 thành viên, bao gồm: chủ tịch, thư kí, ủy viên phản biện và uỷ Hên khác; có tối thiểu 01 người phản biện ở ngoài cơ sở đào tạo;

b) Trường họp hội đồng có hơn 3 thành viên, người hướng dẫn có thê tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên, nhưng không được cho điểm đánh giá.

c) Buổi bảo vệ đưọ'c tổ chức khi có mặt của chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện.

2. Yêu cầu đối với thành viên hội đồng đánh giá đề án tương tự như đối vói hội đồng đánh giá luận văn.

3. Trong thòi gian 30 ngày tính từ ngày ra quyết định thảnh lập, hội đồng họp đê đánh giá đề án. Hội đồng không tố chức họp đánh giá luận văn, đề án trong các trường họp sau:

d) Vắng mặt chủ tịch hoặc thư kí hội đồng;

e) Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành đề án;

f) Vắng mặt hơn một phần ba số lượng thành viên hội đồng.

4. Trong trường họp có lý do chính đáng, thủ trưởng quyết định việc thay đối, bố sung thành viên hội đồng nhung vẫn phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Thời hạn tổ chức họp hội đồng được tính từ ngày kí quyết định cuối cùng về việc thay đổi, bổ sung thành viên hội đồng.

Điều 31. Đánh giá đề án

1. Đề án được đánh giá công khai tại phiên họp của hội đồng, hừ một số đề tải thuộc các lĩnh vực cần bảo mật theo quy định của nhà nước. Bản điện tủ’ của đề án phải được công bố trên trang thông tin điện tủ’ của đơn vị đào tạo và liên kết vói hang thông tin điện tử của nhà trường.

2. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của Q các thành viên hội đồng và học viên, phải bảo đảm có ít nhất 2 phần 3 thành viên hội đồng đánh giá có mặt cùng với học viên, trong đó có chủ tịch, thư kí và ít nhất 01 ủy viên phản biện. Trong trường họp thiên tai, dịch bệnh bất khả kháng, nhà hường sẽ quy định bổ sung hên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Diễn biến của buổi đánh giá luận án phải được ghi âm, ghi hình đầy đủ và lưu trữ tại đơn vị đào tạo.

3. Điểm đề án đạt yêu cầu với điều kiện điểm hung bình của hội đồng chấm không thấp hơn 5,5 điểm theo thang điểm 10. Trong đó, điểm thảnh phần của mỗi thành viên trong hội đồng phải đạt từ 5,0 điểm hở lên theo thang điểm 10.

4. Trong hường hợp đề án không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung luận văn, đề án để bảo vệ lần thứ hai trong thời hạn 60 ngày kể tù’ ngày bảo vệ lần thứ nhất; không tổ chức bảo vệ đề án lần thứ ba.

5. Viện Đào tạo Sau đại học quy định:

a) Tiêu chí, quy hình đánh giá đề án;

b) Cách thức chấm điểm, tính điểm đề án theo thang điểm 10;

c) Điểm cộng tối đa 1,0 điểm theo thang điểm 10 cho đề án của học viên có các bài báo được đăng hên tạp chí khoa học có phản biện. Hội đồng chấm đề án quyết định mức điểm cộng;

d) Hồ sơ. quy hình bảo vệ;

đ) Hướng dẫn các thành viên trong hội đồng thực hiện đánh giá đề án;

e) Quy hình đổi đề tài, bảo vệ tốt nghiệp lần thứ hai nhưng tổng thời gian từ khi băt đầu chương hình đào tạo tính đến kill tốt nghiệp không vượt quá thời gian đào tạo quy định tại khoản 2 Điều 4 Quy chế này..

i) Chi phí cho thủ tục bảo vệ tốt nghiệp, đánh giá đề án lần thứ hai do học viên chi trả;

j) Các quy định khác liên quan đến đánh giá đề án.

Điều 32. Thấm định luận văn, đề án

1. Khi có đon tố cáo đúng quy định của Luật Tố cáo, hoặc có căn cứ rõ ràng cho thấy luận văn, đề án không bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại Quy chế này vả quy định của đơn vị đào tạo; hoặc khi thấy cần thiết, thủ trưởng thành lập hội đồng thẩm định luận văn, đề án.

2. Hội đồng thẩm định luận văn, đề án đáp úng các yêu cầu sau:

a) Thành phần, yêu cầu đối với thành viên hội đồng thẩm định luận văn, đề án theo quy định tại các khoản 2 và khoản 3 Điều 26 Quy chế này;

b) Tối đa 02 người tham gia hội đồng thẩm định là thành viên của đon vị đào tạo;

c) Các thành viên hội đồng đánh giá luận văn, đề án trước đây không lả thành viên hội đồng thẩm định.

3. Thẩm định luận văn, đề án:

a) Hội đồng thẩm định họp và kết luận về luận vãn, đề án đạt yêu cầu hay không đạt yêu cầu;

b) Tác giả luận văn, đề án, người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn, đề án không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm định nhưng được đơn vị đào tạo thông báo và có thể gửi ý kiến, cung cấp tài liệu (nếu có) cho hội đồng thẩm định.

4. Xử lý kết quả thẩm định luận văn, đề án không đạt yêu cầu: Hội đồng thẩm định kết luận luận văn, đề án không đạt yêu cầu, thủ trưởng dùng việc cấp bằng hoặc thu hồi, hủy bỏ bằng thạc sĩ đã cấp (trong trường hợp đã cấp bằng) và kết quả học tập.

Điều 33. Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ

1. Điều kiện để học viên được công nhận tốt nghiệp:

a) Học viên tích lũy đủ học phần, số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt điềm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học (bao gồm cả điểm luận văn, đề án rốt nghiệp) đạt từ 2,0 trở lên theo thang điểm 4 hoặc 5,5 theo thang điểm 10.

b) Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam như quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 23/2021/TT- BGDĐT. Thòi hạn của chứng chỉ ngoại ngữ được căn cứ vào thời hạn ghi trên chúng chỉ. Hiệu trưởng quyết định thời hạn đối vói trường họp các chúng chỉ ngoại ngữ không ghi thời hạn như quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT ngày 29/9/2017 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục vả Đào tạo ban hành Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

c) Hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học đối vói nhà trường theo quy định; Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thòi gian bị kỉ luật ở mức đình chỉ học tập.

2. Nhà trường tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày học viên bảo vệ thành công luận văn, đề án; tối đa 90 ngày trong trường hợp phải tổ chức thẩm định luận án, đề án.

3. Hiệu trưởng cấp bằng thạc sĩ cho học viên được công nhận tốt nghiệp trong thòi hạn 30 ngày kể tù’ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp.

4. Văn bằng tốt nghiệp và phụ lục văn bằng ghi rõ chương trình đào tạo định hướng ứng dụng hoặc chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và bảo đảm quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Hiệu frưởng cấp chứng nhận và kết quả các học phần đã tích lũy trong chương trình đào tạo của đơn vị đào tạo cho các học viên không hoàn thành chương ninh, không đủ điều kiện tốt nghiệp trong thòi gian học tập quy định, ở Điều 3 Quy chế này.

6. Viện Đào tạo Sau đại học quy định:

a) Cách quy đổi, tính điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, quy trình xét và công nhận tốt nghiệp; thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;

b) Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với học viên chưa hoàn thành các điều kiện tốt nghiệp.

Chương IV
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI HỌC VIÊN

Điều 34. Nghỉ học tạm thòi, thôi học

1. Học viên được phép nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau đây:

a) Được điều động vào lực lượng vũ trang;

b) Được cơ quan có thấm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kì thi, giải đấu quốc tế;

c) Bị ổm đau, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh cỏ thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

d) Vì lý do cá nhân khác nhưng phải hoàn thành ít nhất một phần tư tổng số tín chí của chương trình đào tạo ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỉ luật.

2. Thời gian nghỉ học tạm thời tại điểm d khoản 1 Điều này phải được tính vào thời gian học tập quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Quy chế này.

3. Viện Đào tạo Sau đại học hướng dẫn cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thu tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học tập và cho thôi học; việc bảo lưu và chứng nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với học viên xin thôi học.

Điều 35. Chuyển CO’ sỏ’ đào tạo, chuyển no’i học, chuyến ngành và chuyển hình thức học

1. Học viên được xét chuyển đơn vị, cơ sở đào tạo, chuyển noi học, chuyển ngành và chuyển hình thức học nếu đáp úng các yêu cầu sau:

a) Đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình đào tạo của nơi học/ ngành đào tạo/ hình thức đào tạo xin chuyển đến và chương trình xin chuyển đến còn chỉ tiêu đào tạo;

b) Được sự đồng ý của thủ trưởng đon vị, cơ sở đào tạo xin chuyển đi và đon vị, cơ sở đào tạo xin chuyển đến đối với chuyển đơn vị, cơ sở đào tạo; đưọ’c sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị, cơ sở đào tạo đối với trường họp chuyển nơi học, chuyển ngành vả chuyển hình thức học trong cùng một đon vị, cơ sở đào tạo;

c) Không đang trong thời gian bị kỉ luật từ cảnh cáo trở lên.

2. Việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối với học viên thuộc các trường họp này bảo đảm quy định tại Điều 23 Quy chế này.

Điều 36. Trao đổi học viên

1. Đon vị đào tạo được trao đồi học viên với các cơ sỏ’ đào tạo trong nước và ngoài nước khi hai cơ sở đào tạo đại học có văn bản cam kêt.

a) Đối với các cơ sở đào tạo trong nước: cơ sở đó phải được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cùng ngành hoặc các ngành có thể chuyển đổi các tín chỉ.

b) Đối với các cơ sở đào tạo ở nước ngoài: cơ sở này phải được CO’ quan có thẩm quyền về giáo dục nước sở tại công nhận về chất lượng, điều kiện được phép đào tạo vả cấp bằng trình độ thạc sĩ trong nhóm ngành tương ứng; ưu tiên CO’ sỏ’ đào tạo uy tín, có xếp thứ hạng cao theo các bảng xếp hạng uy tín tiên thế giói và khu vực.

2. Nguyên tắc thực hiện trao đổi học viên:

a) Thủ trưởng hai dơn vị, CO’ sở đào tạo đồng ý;

b) Số lượng tín chỉ học viên theo học ỏ’ cơ sở đào tạo phối họp được công nhận không quá 25% tồng số tín chỉ của chương ttành đào tạo mà học viên đang theo học.

Điều 37. Xử lý vi phạm đối vói học viên

1. Học viên có gian lận trong thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập sẽ bị xử lý kỉ luật đối với tùng học phần đã vi phạm.

2. Học viên thi hộ hoặc nhờ người thi hộ đều bị kỉ luật ỏ’ mức đình chỉ học tập 01 năm đối vói trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường họp vi phạm lần thứ hai.

3. Học viên sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ nếu vi phạm một trong các quy định sau:

a) Sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện để bảo vệ luận văn, đề án;

b) Sao chép, trích dẫn không đúng quy định trong luận văn, đề án mà nếu cắt bỏ những phần sao chép, trích dẫn đó thì luận văn, đề án không đáp ứng yêu cầu hoặc không được Hội đồng thẩm định thông qua.

Chưong V
CHẾ ĐỘ HỢP TÁC ĐÀO TẠO, BÁO CÁO, LƯU TRỮ, CÔNG KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 38. Họp tác trong việc đào tạo thạc sĩ

Nhả trường khuyến khích họp tác với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để phối họp đào tạo thạc sĩ: nâng cao chất lượng; hiệu quả đào tạo; nghiên cứu khoa học; phát triển đội ngũ giảng viên; đội ngũ người làm khoa học; gắn đào tạo với nghiên cứu, triển khai sản xuất và kinh doanh đáp ứng yêu cầu xã hội. Đối với các lóp đặt hàng của các tổ chức, doanh nghiệp các học phần ứng dụng đưọ’c thực hiện tại các cơ sở họp tác đó và tổ chức họp tác cử chuyên gia phối họp giảng viên thực hiện, giao các đon vị đào tạo quyết định.

Điều 39. Chế độ lưu trữ, báo cáo và công khai thông tin

1. Viện Đào tạo Sau đại học có trách nhiệm lưu tin và bào quản hồ sơ theo quy định hiện hành về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục quy định tại Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và công khai, thông tin theo quy định.

2. Phòng Đào tạo và QLSV có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đảo tạo thạc sĩ và cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học; gửi dữ liệu và báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31 tháng 12 hằng năm. Nội dung CO’ sở dữ liệu gồm có:

a) Danh sách học viên thi tuyển, nhập học, đang học, tốt nghiệp, thôi học tương ứng với mỗi chương trình đào tạo và hình thức đào tạo hằng năm;

b) Tỷ lệ đào tạo trực tuyển so với tông khối lượng của tùng chuông trình đào tạo.

3. Công khai trên trang thông tin điện tủ' các thông tin cho từng chương trình đào tạo:

a) Giới thiệu khái quát về chương trình đào tạo;

b) Thời gian, địa điềm và hình thức đào tạo;

c) Yêu cầu đầu vào và thông tin tuyển sinh;

d) Cấu trúc chương trình, các học phần;

e) Học tập vả kiểm tra đánh giá;

f) Chuẩn đầu ra, cơ hội việc làm;

g) Học phí và học bổng (nếu có);

h) Các thông tin khác mà học viên cần biết về chương trình đào tạo.

Điều 40. Tổ chức thực hiện.

1. Viện Đào tạo Sau đại học và các đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế;

2. Học viên trúng tuyển trước ngày 15 tháng 10 năm 2021 thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

3. Học viên núng tuyển tù’ ngày 15 tháng 10 năm 2021 thực hiện quy định đào tạo trình độ thạc sĩ theo Quy chế này;

4. Quy chế được sửa đổi bổ sung theo đề nghị của Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học.