Quay lại
Tiếp theo

Thứ sáu, 14/04/2023 | 10:27 GMT+7


Giới thiệu ngành Thú y

Địa chỉ: Số 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Ngành đào tạo: Thú y

Điều kiện đầu vào: - Xét tuyển thí sinh thi khối A00, A01, B00, D01

                                 - Xét tuyển học bạ lớp 12

Thời gian đào tạo: 4,5 năm

Loại bằng tốt nghiệp: Hệ chính quy tập trung

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Bác sĩ Thú y

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực ngành Thú y ngày càng tăng cao. Ngành Thú y nằm trong top những ngành dễ xin việc nhất trong những năm tới. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về ngành học này, DDU sẽ cung cấp cho bạn thông tin tổng quan về ngành Thú y qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về ngành Thú y

Ngành Thú y là ngành đào tạo, nghiên cứu năng lực chuyên môn về thú y, khả năng thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm, chẩn đoán và phòng trị bệnh cho chăn nuôi. Thú y góp phần chăm sóc, bảo vệ cho các vật nuôi bằng hiểu biết về luật, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi.

Thú y và khoa học thú y phối hợp với các ngành y tế, sinh học trong sản xuất và kiểm định vaccine, kiểm định dược phẩm hay nghiên cứu đa dạng sinh học và bảo tồn quỹ gen,... Trong bối cảnh giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng, dịch bệnh từ một địa điểm bất kỳ trên thế giới có thể trở thành hiểm họa toàn cầu một cách nhanh chóng. Trong xã hội công nghiệp và ô nhiễm chất thải, con người có thể trở thành nạn nhân của các vụ ngộ độc bất kỳ lúc nào nếu không có những hiểu biết để phòng ngừa nên Bác sĩ Thú y cùng với bác sĩ Y khoa và những nhà nghiên cứu y sinh học có “thêm nhiều việc để làm hơn”.

2. Ngành Thú y ra trường làm gì? Ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về Thú y.

- Cán bộ quản lý, kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y và thuỷ sản trong nước cũng như nước ngoài.

- Nhân viên tại các khu bảo tồn động vật hoang dã, thảo cầm viên, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái, phòng mạch, bệnh xá, phòng xét nghiệm thú ý.

- Bác sĩ điều trị và tư vấn chuyên môn trong các trang trại, bênh viện thú y, phòng mạch thú cảnh.

- Giảng viên, nghiên cứu viên ở các trường Đại học, Cao đăng, viện và trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về Thú y và an toàn thực phẩm.

- Làm chủ doanh nghiệp về dịch vụ và tư vấn trong lĩnh vực Thú y.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y có thể làm việc tại:

- Tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (bệnh viện) thú y, phòng xét nghiệm thú y khoa.

- Những công ty thuốc thú y, phòng khám thú y, trại chăn nuôi gia súc - gia cầm, khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, phòng xét nghiệm thú y khoa, các hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y.

- Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y.

- Cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản.

- Các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tham giả giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.

- Chuyên viên tại các công ty quản lý nhà nước như: Phòng, Sở Nông nghiệp, Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, trạm Thú y quận, huyện, cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, cơ sở chăn nuôi, cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thuỷ hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái.

- Mở công ty thuốc thú y, phòng khám thú y hoặc trang trại chăn nuôi của riêng mình.

3. Mục tiêu đào tạo của ngành Thú y tại DDU

Về kiến thức: 

Chương trình đào tạo ngành Thú y trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở và chuyên sâu về bệnh học, bao gồm phân loại bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt,... để có thể đáp ứng yêu cầu công việc.

Bên cạnh đó là khối kiến thức chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa và giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản,...

Về kỹ năng:

Ngành Thú y sẽ trang bị cho sinh viên những kỹ năng như thực hiện các thao tác phòng thí nghiệm; chẩn đoán bệnh thông thường; biết sử dụng một số dược phẩm, hoá phẩm, vaccine phòng bệnh cho động vật; xây dựng chương trình thú y cho trại chăn nuôi; có hiểu biết về luật thú y, thị trường thuốc thú y, thị trường chăn nuôi; kỹ năng về tiếp thị, giao tiếp; kiến thức về một số ngành liên quan như chăn nuôi gia súc, chăn nuôi thú cảnh, nuôi thuỷ sản, trồng trọt.

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Trường Đại học Đông Đô đào tạo Cử nhân ngành Thú y có lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, có ý thức làm việc chuyên nghiệp, có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.

4. Tại sao nên học ngành Thú y tại Trường Đại học Đông Đô?

- Cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích với hệ thống phòng máy tính, wifi phủ sóng toàn trường,  hệ thống thư viện, phòng tập GYM …..;

- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên.

- Chương trình đào tạo hiện đại trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;

- Cơ hội kết nối doanh nghiệp, thực tập và nhận việc chính thức ngay từ khi ngồi trên giảng đường;

- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,  ngoại ngữ,…;

- Môi trường học tập minh bạch, chất lượng và hiệu quả. Được giao lưu với sinh viên các trường đại học lớn như Đại học Quốc gia, Đại học Bách Khoa…;

- Đa dạng các hoạt động ngoại khóa kết nối sinh viên với cộng đồng thông qua các hoạt động văn hóa – xã hội;

- Cơ hội được giới thiệu việc làm tại các đơn vị.

5. Những giảng viên uy tín ngành Thú y - Đại học Đông Đô

- PGS.TS Trịnh Thị Thơ Thơ - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Trần Thị Hạnh - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Nguyễn Quang Tuyên - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Cù Hữu Phú - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

- TS. Nguyễn Hùng Nguyệt - Giảng viên Trường Đại học Đông Đô

6. Các phương thức xét tuyển tại Đại học Đông Đô

Chỉ tiêu ngành Thú y Đại học Đông Đô năm 2023:...

    6.1. Phương thức 100: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023;

    6.2. Phương thức 200: Xét tuyển dựa trên kết quả tổng điểm trung bình học tập lớp 12;

    6.3. Phương thức 402: Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển;

    6.4. Phương thức 405: Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.5. Phương thức 406: Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển;

    6.6. Phương thức 500: Sử dụng phương thức xét tuyển khác.

Các khối xét tuyển Thú y

    A00: Toán, Vật lý, Hoá học

    A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh

    B00: Toán, Hoá học, Sinh học

    D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

7. Học phí ngành Thú y - Đại học Đông Đô

Học phí dự kiến: 1.590.000 nghìn đồng/ tháng (Một triệu năm trăm chín mươi nghìn đồng)

8. Những hình ảnh hoạt động ngành Thú y  - Đại học Đông Đô

NĂM 2023 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG ĐÔ TUYỂN SINH:

  • 23 NGÀNH HOT

  • HỌC TẠI TRUNG TÂM HÀ NỘI

  • THỰC TẬP HƯỞNG LƯƠNG CAO 1 NĂM TẠI NHẬT BẢN

Xem thêm thông tin tại: https://tuyensinh.ddu.edu.vn/