Quay lại
Tiếp theo

Thứ năm, 20/04/2017 | 02:15 GMT+7


Nội dung ôn thi tốt nghiệp các môn lý luận chính trị - năm 2017

 HỌC PHẦN II:  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH .

1./ Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
 
a./ Cơ sở khách quan.
+   Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
     - Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
     - Bối cảnh thời đại ( quốc tế )
+   Những tiền đề tư tưởng – lý luận.
     - Giá trị truyền thống dân tộc.
     - Tinh hoa văn hoá nhân loại.
     - Chủ nghĩa Mác – Lênin.
 
b./ Nhân tố chủ quan.
+ Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
+ Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn.
 
2./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
 
a./ Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
+   Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa.
      - Sự phân hoá của xã hội thuộc địa
      - Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa
      - Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa.
      - Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa.
      - Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa.
      - Tính chất của cách mạng thuộc địa.
+    Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
     - Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc.
     - Giành độc lập dân tộc.
     - Giành chính quyền về tay nhân dân.
 
b./ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
+   Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó.
+   Cách mạng tư sản là không triệt để. ( Cách mạng tư sản Mỹ; Cách mạng tư sản Pháp ).
+   Con đường giải phóng dân tộc.
     - Cả hai cuộc giải phóng giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới.
     - Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.
 
c./ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
+   Cách mạng trước hết phải có Đảng
     - Yêu cầu tổ chức và giác ngộ quần chúng
     - Phải liên lạc với cách mạng thế giới
     - Phải có cách làm đúng
+   Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất.
     - Đảng mang bản chất giai cấp công nhân.
     - Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc.
 
d./ Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.
+   Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức.
+   Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc.
     - Lực lượng toàn dân tộc
     - Động lực cách mạng.
     - Bạn đồng minh của cách mạng
 
e./ Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
+   Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo.
+ Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.
 
g/ Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực.
+ Tính tất yếu của bạo lực cách mạng.
+ Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình
+ Hình thái bạo lực cách mạng ( Khởi nghĩa toàn dân; Chiến tranh nhân dân )

3./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a./ Tính tất yếu của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+   Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập theo con đường cách mạng vô sản.
+   Xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm giải phóng con người một cách triệt để.

b./ Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+   Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
+   Bản chất và đặc trưng tổng quát của Chủ nghĩa xã hội.

*** Về bản chất chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh:
     - Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú trong đó con người được phát triển toàn diện; tự do; nhằm tới mục đích giảI phóng con người.
     - Về Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, làm sao cho dân giàu, nước mạnh
     - Chủ nghĩa xã hội ở Vịêt Nam là lý tưởng, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN.

*** Về đặc trưng Chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh chủ yếu nêu những điểm sau đây:
     - Chủ nghĩa xã hội là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.
     - Là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
     - Là chế độ không còn người bóc lột người.
     - Là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức. 

c./ Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+   Mục tiêu ( mục tiêu tổng quát; mục tiêu cụ thể ).
+   Động lực:
     - Động lực vật chất và động lực tinh thần.
     - Kết hợp sức mạnh, động lực của tập thể, cá nhân con người.
     - Kết hợp sức mạnh trong nước và quốc tế.

4./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

a./ Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
+   Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu, thường xuyên.
+   Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiệm vụ xây dựng Đảng càng trở nên thường xuyên hơn.
      - Hồ Chí Minh về tính hai mặt của quyền lực
      - Nhận định của Hồ Chí Minh có ý nghĩa triết lý và thực tiễn sâu sắc đối với Đảng cầm quyền trong giáo dục, rèn luyện đảng viên và chỉnh đốn Đảng nói chung.

b./ Nội dung công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam.
+   Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận.
     - Lý luận và vai trò của lý luận.
     - Giáo dục lý luận Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên ( những điểm lưu ý của Hồ Chí Minh trong tiếp nhận và vận dụng chủ nghĩa Mác– Lênin)
+   Xây dựng Đảng về chính trị
     - Xây dựng đường lối chính trị – một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của xây dựng Đảng.
     - Xây dựng và phát triển hệ tư tưởng.
     - Bảo vệ chính trị, thực hiện nghị quyết.
     - Củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị.
+   Xây dựng Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ.
+   Xây dựng Đảng về đạo đức.
    - Tư cách và đạo đức cách mạng của Đảng
    - Phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.

5./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

a./ Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng.
+   Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng.
+   Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của dân tộc.

b./ Nội dung của đại đoàn kết dân tộc.
+   Nội dung của đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
     - Khái niệm DÂN, NHÂN DÂN và đại đoàn kết dân tộc - đại đoàn kết toàn dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
     - Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phảI đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân giảI quyết hài hoá mối quan hệ giai cấp – dân tộc.
+   Để thực hiện được đại đoàn kết toàn kết toàn dân cần chú ý:
     - Kế thừa truyền thống yêu nước – nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc.
     - Phải khoan dung, độ lượng với con người, tin ở con người.

c./ Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc.
+   Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
+   Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất.

6./ Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.

a./ Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
+   Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức
     - Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
     - Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
+   Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng.
     - Trung với nước, hiếu với dân.
     - Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
     - Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.
     - Có tinh thần quốc tế trong sáng.
+   Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
     - Nói đi đôi với làm, phải nêu gườn về đạo đức.
     - Xây đi đôi với chống.
     - Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.

b./ Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+   Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
     - Xác định đúng vị trí, vai trò của đạo đức đối với cá nhân.
     - Tu dưỡng đạo đức theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh.
.Yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu chủ nghĩa xã hội.
.Yêu lao động, cần cù, sáng tạo trong học tập
.Yêu khoa học, kỹ thuật.
     - Những đức tính cụ thể mà sinh viên cần rèn luyện.
+   Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
     - Thực trạng đạo đức sinh viên hiện nay.
     - Những nội dung cơ bản sinh viên cần học tập:
. Học trung với nước, hiếu với dân.
. Học cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng, giản dị, khiêm tốn.
. Học đức tin tuyệt đối vào sức mạnh của nhân dân.
. Học tấm gương về ý chí, nghị lực vượt qua gian nguy, thử thách để đạt mục đích cuộc sống.
     - Phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
     - Điều kiện đảm bảo học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

--------------------------------

 TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1.   Giáo trình “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh – Bộ Giáo dục và đào tạo – NXB Chính trị quốc gia – HN, 2014.
2.   Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc VI, VII, VIII, IX, X, XI.